Lý thuyết tổng quát TKCYT Dưỡng sinh - thế hệ 1 (tham khảo)

Bài 4 – Mục đích luyện tĩnh khí công – Quá trình khí hóa cơ bản

1, Mục đích luyện khí công

Thực chất luyện Khí công từ ngàn đời nay nhằm mục đích gì?
Để luôn luôn tạo ra Tinh chất mới tốt hơn. Đó là nguồn gốc tạo ra Khí chất tốt. Sau đó luyện Tinh để sinh Khí, phát động cơ năng sinh khí dồi dào đảm bảo dịch chất tốt hơn (qua quá trình thực hóa lần 2) và phù hợp hơn đối với cơ thể (nếu không tạo được sự phù hợp thì lại phản tác dụng, tạo ra cái hại). Từ Khí luyện hóa Thần, đó là quá trình thăng hoa từ dạng năng lượng sang dạng thông tin. Bức xạ Khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của hoạt động cơ năng cấu tạo gọi là năng lượng, còn bức xạ Khí không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cơ năng nhưng mang tính phản ánh (cảm nhận được) gọi là thông tin.
Luyện khí hóa Thần là quá trình luyện Khí để thanh hóa, thăng hoa và để ngày càng có tầm mức vi tế cao hơn. Để đi đến mục đích lấy năng lượng đưa vào quá trình hoạt động vi tế hóa mà phân thanh – thực. Đảm bảo cho thực khí theo mạch Nhâm đi xuống lan vào duy trì hoạt động của phủ tạng, còn thanh khí theo mạch Đốc đi lên thanh hóa phủ tạng xuất ra ngũ quan khai khiếu và tới não bộ để hóa Thần. Nếu sự vận hành của khí ngược chiều đó thì rất nguy hiểm.
Giai đoạn cuối của quá trình hóa Thần là hoàn Hư, đó là bước trở lại tìm được bản nguyên của con người, trở lại cái “nhân chi sơ, tính bản thiện” của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, con người do điều kiện sống (bệnh tật, hạn họa) đã vô tình rơi vào trạng thái đánh mất mình, đánh mất chính bản nguyên chân thiện của mình, đánh mất khả năng của mình, đánh mất quyền được sống tự do theo tự nhiên của mình. Trở lại bản nguyên là trở lại với tự nhiên. Đa phần con người bị mất cái tự nhiên trong bản thân mình, và vì thế mà bệnh tật phát sinh, hạn họa gieo tới, gặp phải cái chết trước tự nhiên. Nếu con người không có bệnh tật hạn họa, thì họ sẽ đảm bảo được sự sống tự nhiên, đảm bảo được khả năng sinh tồn của chính mình. Muốn vậy con người phải trở lại bản nguyên gốc ban đầu, trở lại con người ban đầu. Đó gọi là quá trình hoàn Hư, trở về trạng thái nguyên gốc. Xả hết độc khí trong cơ thể, tạo ra Khí chất mới, Tinh chất mới và trạng thái tâm thức mới. Và như vậy là đã trở lại con người có “tính bản thiện” ban đầu.

2. Quá trình khí hóa cơ bản
Quá trình này được cổ nhân chỉ ra như sau :
Nhập – Khai – Thu – Tụ – Hành – Xả/Phát
Nhập là đưa cơ thể vào trạng thái Khí lực. Con người vốn là một tiểu vũ trụ nhưng lại hữu hạn. Đã bị hữu hạn lại thêm ngoại cảnh, bệnh tật, họa hại thì lại càng hữu hạn hơn. Con người và sự vật là hữu hạn mà lại phát triển không đúng với quá trình bản chất thì lại càng hữu hạn. Muốn phá vỡ được cái hữu hạn đó và nâng cao thể chất lên thì phải hấp thu ngoại khí hay năng lượng vô hạn của đại vũ trụ, đưa vào cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng sinh học, phù hợp với con người, hay nói khác đi là chuyển hóa thành nội khí. Có nhiều người việc thu ngoại khí đó rất tốt, song lại không chuyển hóa thành nội khí được nên kết quả của quá trình tu tập không đạt hiệu quả cao( ). Phải chuyển được ngoại khí thành nội khí mới có giá trị sinh học trong cơ thể, và như vậy mới có thể tự chữa bệnh, ổn định tự dưỡng sinh, nâng cao khả năng sống và khả năng tồn tại, thậm chí nếu gặp cơ duyên mà có thể khai mở những khả năng tiểm ẩn của con người. Quan hệ giữa ngoại khí và nội khí thông qua một lớp gọi là hào quang khí – nhân khí ngoại phát (còn gọi là lớp hào quang sinh học), bao bọc xung quanh cơ thể con người. Mối quan hệ giữa trong và ngoài cơ thể đều thông qua lớp hào quang khí đó.
Vì vậy trạng thái nhập khí là trạng thái hoạt động kích thích và phân bố lại lớp hào quang khí, đưa cơ thể vào trạng thái khí luyện. Luyện tập Khí công mà không đưa được cơ thể vào trạng thái khí luyện được là vô ích.
Luyện tập Tĩnh Khí công, trước nhất là phải tĩnh tâm. Càng tĩnh tâm bao nhiêu thì càng thu được Khí bấy nhiêu. Thứ hai là phải kích thích phân bố lại lớp hào quang khí xung quanh cơ thể, lớp hào quang khí được phân bố lại tốt bao nhiêu thì luyện Khí càng có kết quả tốt bấy nhiêu.
Dưới lớp hào quang sinh học là lớp da bao bọc cơ thể con người, dưới lớp da là một mạng lưới kinh lạc bao gồm kinh mạch, lạc mạch, tôn lạc và phù lạc. Trong mạng lưới kinh lạc đó có những điểm mang tính chất đặc biệt gọi là huyệt vị( ), trong các huyệt đó có những điểm có mức độ đặc biệt cao hơn gọi là các Đại huyệt (36) và luân xa (9). Các Đại huyệt và luân xa là nơi có tác dụng rất cao trong những việc tác động đến quá trình sinh học và lưu thông khí huyết trong cơ thể con người (trong các Đại huyệt bao gồm các Sinh huyệt, các Tử huyệt, các Du huyệt,v.v…).
Khai là sự kích thích các Đại huyệt hay luân xa trong cơ thể, kích thích hoạt động của các huyệt vị đó thu ngoại khí vào cơ thể. Khi đã thu được ngoại khí vào cơ thể rồi phải nén tụ lại để chuyển hóa thành nội khí. Khi nội khí đã dồi dào thì vận hành theo các đường kinh lạc, với các mục đích khác nhau. Trong quá trình Khí vận hành để thanh hóa các bộ vị hoặc đã sinh ra dư khí, hoặc kích thích được trọc khí hay bệnh khí tại các bộ vị. Do vậy phải xả được các loại dị khí đó ra ngoài. Các loại dị khí đó là nguồn gốc làm mất đi sự cân bằng của cơ thể, từ đó sinh ra rối loạn và đó là cơ chế sinh bệnh.
Phương thức chữa bệnh chủ yếu là lập lại sự cân bằng trong cơ thể. Thí dụ như người tâm vượng bị huyết áp cao mà thận suy gây ra chứng đau mỏi lưng. Nếu chỉ chữa huyết áp cao thì không bao giờ khỏi được, mà phải lấy cái vượng của Tâm bù cho cái suy của Thận, lúc đó cả Tâm cả Thận đều giữ được cân bằng, như vậy mới mong chữa trị được đến gốc của bệnh.

One Comment

Gửi phản hồi