Các hoạt động Nội dung chính

TRÒ CHUYỆN CÙNG THẦY NQT.HOÀNG VŨ THĂNG

NỘI DUNG

Thưa Thầy NQT Hoàng Vũ Thăng, xin Thầy giải đáp một số các câu hỏi thắc mắc của những người bắt đầu tìm hiểu về khí công nói chung và tĩnh khí công ý thức nói riêng sau đây ạ.

Trong nhiều ràng buộc quan trọng của quá trình luyện khí, thì điều quan trọng nhất là phải chọn con đường tâm đạo, để khi luyện tâm ý dễ ổn định. Một trong những ràng buộc của con đường tâm đạo là không được sử dụng sát khí, bởi vì sử dụng sát khí là ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mệnh của người khác. Ngay việc sử dụng sát khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân, bởi như vậy là tâm đã loạn, khí đã biến sẽ đi vào trạng thái tự phá hủy công phu đạt được, nhẹ thì phải luyện lại rất vất vả, nặng thì có thể mang tật suốt đời. Tiếp theo, tâm đạo đúng đắn giúp chúng ta loại bỏ được các tạp niệm, sự nóng vội, ảo tưởng để đi được trọn vẹn con đường khí công và đạt được mục đích của mình.

Mục đích của việc luyện khí công công phu không có gì ngoài việc luyện cho bản thân vô bệnh, đạt được một số khả năng để thực hiện ý tưởng tâm đạo của mình. Vấn đề mấu chốt là phải phát sinh được chân khí, vận hành thông suốt trong kinh mạch và đưa ra ngoài để tạo công phu. Chân khí phải được sinh ra liên tục, dồi dào, chuyển động vận hành trong cơ thể liên tục và đúng hướng, không loạn, không nghịch, không bế, không tắc, không tán quá, vượng quá, và không suy quá. Ngũ khí được tạo ra với bản sắc riêng, phải vận hành đúng kinh và đồng bộ với nhau.

Đó là mục đích cụ thể của luyện khí công dù ở mức độ nào đi chăng nữa.

Đúng là con người hiện nay có nhiều sự ràng buộc. Nhưng không có nghĩa là con người phải chấp nhận sự chi phối đó mà phải hóa giải nó và tìm chính trong hoàn cảnh của mình những điều có lợi.

Trong luyện tập khí công công phu, đã đành là nếu có đủ điều kiện, thì dễ thành công, nhưng đó là các điều kiện thuận. Trong luyện tập khí công công phu đôi khi lại cần điều kiện nghịch và các điều kiện trái ngược đôi khi đem lại kết quả không ngờ.

Ở đây xin dẫn ra một dẫn chứng của giới tu hành: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Thế có nghĩa là sao?

Phàm người tu hành, tu tại chùa thì có gì ghê gớm đâu, vì mọi điều kiện đều tốt cả, đến như tu chợ, tức là tu với tác động bên ngoài, còn tác động bên trong coi như không có, cho nên cũng chưa phải ghê gớm. Tu tại gia mới đáng nói. Giữa những ràng buộc bắt buộc về sự tồn tại, về trách nhiệm là sự tác động bên trong, bên ngoài luôn luôn ảnh hưởng, đôi khi giằng xé, hành hạ người tu hành, ấy vậy mà thành công đó thật đáng nói.

Trên thực tế luyện khí công công phu, bao giờ cũng gồm 2 quá trình thuận và nghịch. Chính trong quá trình nghịch lại cho phép đạt tới thành công nhanh hơn. Ví như tác động của âm thanh xung quanh ta gây cản trở rất lớn cho việc luyện, nhưng nếu chúng ta né tránh nó, chờ khi có giảm đi lại là sai lầm. Nếu kệ nó, không lưu ý đến nó, thậm chí cố luyện lúc nó tăng cao nhất, như vậy ta có thể đạt tới sự bất phụ thuộc vào âm thanh mà từ đó luyện công có kết quả. Hay như khí lạnh có hại cho cơ thể, việc vận hành chân thân chống lại nó lại làm cho chân khí phát sinh và vận hành cao hơn.

Nói chung, bất cứ điều kiện nào dù xấu, dù tốt đều có chỗ hữu dụng và gặt hái được thành công.

Việc luyện khí công công phu cũng phải hiểu và chuẩn bị một số điều kiện cần thiết, nhưng không có nghĩa là ngặt nghèo quá, mà phải hiểu được bản thân mình, thuận tự nhiên, theo phương pháp đúng mà tiến hành, không lo gì không thành công.

Không nhất thiết phải như vậy. Tất cả là do tâm đạo và ý chí của con người. Sự ràng buôc của tôn giáo và môn phái cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là hướng con người vào tâm đạo và tạo điều kiện cho con người có trạng thái tâm lý ổn định và có ý chí kiên định để luyện tập công phu có kết quả, để sử dụng một cách có lợi ích. Ngày nay con người không nhất thiết đi theo tôn giáo và môn phái là tránh được sự mê tín và thần thánh hóa bản chất của khả năng.

Tuy nhiên, vẫn cần phải khép mình vào một luật lệ, kỷ luật của một môn phái hiện đại để quá trình luyện tập có kết quả và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên cần nhắc lại các luật lệ và ràng buộc đó phải tuyệt đối không được xâm phạm vào con đường tâm đạo mà chỉ được phép làm rõ con đường đó hơn mà thôi.

Bất cứ ai, môn phái nào xây dựng luật lệ trái với tâm đạo thì sẽ hứng phải hậu quả không lường được, và có hối cũng không kịp nữa. Tuy nhiên cũng phải xem xét nghiêm túc thế nào là con đường tâm đạo. Không thiếu người đã đi lầm đường, vì quan niệm con đường tâm đạo sai lầm.

Con đường luyện khí công đúng đắn và có kết quả từ những mục đích thiết thực cho đến những mục đích cao siêu phải trải qua ba giai đoạn chính sau:

1. Quá trình luyện khí công tự chữa bệnh:

Phàm là con người dù khỏe đến đâu cũng có khi mang bệnh. Tại sao vậy? Thường chân khí trong con người sinh ra yếu, vận hành không thông, dễ biến động, dễ bị bệnh do bên trong loạn thất tình, bên ngoài lục dâm xâm nhập. Chân khí thì yếu, Ngũ khí bất hòa, Vinh khí và Vệ khí rối loạn vì vậy mà mang bệnh. Khi mang bệnh nhẹ thì ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nặng là chết, do đó quá trình luyện khí công tự chữa bệnh là hết sức có ý nghĩa. Mục đích của quá trình này là tạo lập sự đồng bộ, đả thông kinh mạch cho chân khí sinh ra vận hành tốt, ngũ khí đồng bộ, Vinh khí, Vệ khí luôn thấm nhuận. Bệnh tật từ ðó lui, sức khỏe từ ðó tốt. Nãng lực sống và làm việc từ ðó ðýợc nâng cao. Bên cạnh ðó quá trình luyện khí công tự chữa bệnh được coi như là giai đoạn nhập môn của khí công, bước đầu làm quen dần với những yêu cầu và động tác cần thiết, tạo điều kiện cho thói quen cũng như cơ thể bước vào các giai đoạn sau được tốt hơn.

2. Quá trình khí công dưỡng sinh:

Đó là giai đoạn hai của luyện khí công Công phu, còn được gọi là giai đoạn cơ bản. Nó là nền tảng của khí công công phu, luyện nội khí – khí công.

Khi chúng ta đã đẩy lùi được bệnh tật, cơ thể đã đạt được sự ổn định, mà không duy trì và nâng cao nó thì lại rất dễ quay lại trạng thái bệnh tật. Chân khí phải được sinh ra liên tục, làm cho Ngũ khí luôn xuất hiện và đồng bộ với nhau. Bởi vậy quá trình luyện khí công dưỡng sinh là quá trình luyện cho Chân khí, Ngũ hành khí, Vinh khí, Vệ khí luôn xuất hiện và chạy thông suốt đúng hướng, khiến cho thể trạng con người luôn tốt, luôn đạt được hiệu suất cao trong hoạt động. Hơn nữa giai đoạn khí công dưỡng sinh cho phép người luyện hoàn thành quá trình cơ bản trong khí công và từ đó có thể luyện các phần nâng cao có kết quả hơn. Tuy nhiên nhiều người không nhất thiết phải luyện nâng cao mà chỉ cần luyện hai giai đoạn cơ bản là tự chữa bệnh và dưỡng sinh cũng đủ và cũng chỉ cần luyện ở mức độ phù hợp, không cần khổ luyện như người luyện chính thống.

3. Quá trình khí công nâng cao:

Đó là giai đoạn cuối cùng của luyện khí công công phu, còn gọi là giai đoạn nâng cao. Nó là giai đoạn sử dụng năng lực khí công công phu, ngoại khí công công phu.
Ở giai đoạn này luyện tập phát chân khí ra ngoài, thực hiện công phu thông qua một số vị trí đặc biệt (như Chỉ công là phát khí ra ngón tay, Chưởng công là phát khí từ lòng bàn tay, Miêu công là phát khí từ Ấn đường, Thần công là phát khí từ Bách Hội). Tất nhiên quá trình này còn mang một ý nghĩa nữa: Đó là mối quan hệ giữa bên trong cơ thể và bên ngoài vũ trụ trên cơ sở khí. Như vậy quá trình luyện khí công nâng cao là:

  • Duy trì quan hệ đồng bộ với thế giới bên ngoài, tiếp thu năng lượng tinh chất của vũ trụ.
  • Tập trung chân khí và ngũ khí vào vị trí đặc biệt phát huy công phu.

Một vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là hấp thụ được năng lượng bên ngoài, rồi chuyển hóa thành năng lượng công phu, mà không phạm tới chân khí bản thân, có như vậy mới đạt được công phu tuyệt hảo.

Ngày nay với sự phát triển của các phương pháp Dưỡng sinh, Võ thuật, khí công được đưa vào chủ yếu là thở khí công, còn các môn công phu kỳ dị không được đưa vào, với các lý do sau:

  • Con đường dẫn tới luyện khí công, bao giờ cũng bắt đầu từ sự thở.

Sự thở kết hợp với tâm ý chạy theo vòng vận khí, từ đó chân khí phát sinh, ngũ khí xuất hiện mới là khí công thực thụ. Nhưng sự thở thường là sự kích thích ban đầu mà thôi, chứ không phải là tất cả. Ngày nay nhiều người quan niệm khí công là luyện thở, như vậy là hoàn toàn sai lầm và chưa hiểu biết về khí công. Tại sao vậy?
Thực chất của sự thở là theo nhịp thở cùng tâm ý để hạ Tâm Hỏa, đón Tốn Phong tụ tại Đan điền, đốt tinh thành khí đi lên tản ra toàn bộ cơ thể. Qua quá trình luyện tập, khi đã kích thích được rồi, thì sự thở không còn ý nghĩa vì hoạt động của cơ chế sinh khí, hành khí và phát khí đã trở nên tự động. Ở mức độ cao chỉ mới chớm nghĩ bằng tâm ý thì khí đã tràn ngập cơ thể, khiến cho toàn bộ cơ thể hoạt động với công năng tối đa, mà năng lượng cho hoạt động đó chỉ ở mức tối thiểu. Hơn nữa qua thời gian luyện tập các cơ quan trong cơ thể trở nên hoàn hảo, hoạt động với hiệu suất và sự đồng bộ cao nhất. Ví như, ở người luyện khí chỉ cần một lượng không khí rất ít vào phổi là toàn bộ lượng oxy cp1 trong đó được hấp thụ hoàn toàn với số lượng hơn hẳn người thường.

  • Do sự truyến thụ khí công chính tông, từ xưa theo phương pháp tâm truyền và bí truyền, cho đến ngày nay lại thất truyền nhiều, cho nên việc khảo cứu và trình bày dưới quan niệm hiện đại rất khó.

Từ các khó khăn về ngôn ngữ cho đến sự khác biệt quan niệm xưa và nay làm cho sự nghiên cứu khí công trở nên khó khăn. Ví dụ như các quan niệm cổ dựa trên quan niệm kinh Dịch và vô vi, cùng với các quan niệm Đông y mà ngày nay các cơ sở này cũng không mấy ai hiểu thấu đáo, chưa nói đến hiểu tất cả để có thể tổng kết mà hiểu đúng nó. Một cơ sở duy nhất có thể khắc phục được các vấn đề trên là sự luyện tập có khả năng thực thụ, có nghĩa là dùng thực nghiệm để bổ chứng lý thuyết. Nhưng vấn đề cũng không đơn giản vì không mấy người luyện khí công đạt được kết quả cần thiết.

Nói tóm lại chân lý của khí công, như mọi chân lý khác, có công thức sau:

  • CHÂN LÝ = THỰC NGHIỆM + LÝ THUYẾT

Trong lĩnh vực khí công, thực nghiệm và lý thuyết đều khó cả, cho nên dễ bị mai một và hiểu lầm là vậy.

  • Như trên đã nói, phần lớn các nghiên cứu khí công do các nhà nghiên cứu có tri thức hiện đại, nhưng lại không đạt được năng lực khí công cần thiết, ngược lại các nhà khí công tài ba lại khó khăn trong việc lý giải logic, bởi phần lớn họ xuất thân từ các môn phái hẹp, cho nên khả năng tổng hợp bị hạn chế.

Một đặc điểm quan trọng nữa cần nhắc tới là các nhà khí công cao siêu thường là người xuất thế, phong cách tư tưởng thoát tục, không ham lý luận, trong khi nói hay dùng hình tượng, cho nên khác hẳn với sự duy lý hiện đại. Tất nhiên kho tàng tri thức của nhân loại cần một lý thuyết đầy đủ, đúng đắn về một về một vấn đề thế hệ tiếp sau có thể đón nhận và kế thừa được các tinh hoa của tiền nhân. Nói tóm lại những yêu cầu này rất khó, nhưng đó lại là việc cần làm trong nhiều vấn đề cần làm của nhân loại.

  • Về thực chất, muốn hiểu biết về khí công, không thể không hiểu biết về y lý phương Đông, và càng không thể thiếu được một quá trình áp dụng thành công các y lý đó vào chữa bệnh đạt kết quả, nhất là các phương pháp có liên quan tới khí công, ví dụ như bấm huyệt chữa bệnh, xoa bóp chữa bệnh và dùng khí công chữa bệnh.

Ở đây tiêu chuẩn quan trọng cho người mang danh là luyện khí công và dùng khí công chữa bệnh là:

  1. Nếu dùng tay (tức dùng Chưởng công) thì tay phải nóng lên, hay lạnh đi tùy sự điều khiển, có nghĩa là tay phải phát ra một loại bức xạ năng lượng sinh học và hiệu ứng cấp cần thiết phải là tạo ra nhiệt trước khi có các hiệu ứng khác.
  2. Dùng mắt (Miên công) thì phải gây phản ứng của vùng tác động dù là hiệu ứng nhiệt hay lan truyền, hay nhu động v.v…
  3. Nếu dùng Thần công thì sóng não (alfa) phải có biên độ rộng, giải tần hẹp, đồng thời đối tượng được tác động phải có cảm giác rõ ràng.

Muốn đạt được điều trên thì phải trải qua một quá trình luyện tập rất vất vả, cho nên không mấy ai đạt được. Nhưng đó lại là điều kiện bắt buộc. Có nghĩa là chính mình đã luyện thì mới hiểu rõ được lý luận và khả dĩ mới hướng dẫn người khác được.

  • Ngoài ra còn có một số vấn đề không thể không đề cập tới, đó là người mang danh là luyện khí công phải là người hầu như bất khả xâm phạm đối với các chứng bệnh từ nguyên nhân khí mà trong Đông y nói là thất tình (bảy thứ tình trạng gây rối loạn khí bên trong) và lục dâm (sáu thứ tà khí bên ngoài nhập vào gây bệnh). Hơn nữa, cách sống, cá tính, quan hệ xã hội phải thể hiện là người đạt được đạo, có tâm đạo, có mục đích sống hướng thiện giúp đỡ mọi người.

Các nhà khí công chính tông còn tồn tại đến ngày nay rất hiếm, phần lớn đã đi vào truyền thuyết. Hơn nữa các dòng này lại có các quan niệm rất khác nhau cho nên cũng khó tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết chung, ví như Thái cực nội gia quyền, Thiếu lâm ngoại gia quyền và phái Nga mi… rất khó thống nhất các quan niệm với nhau, từ quan niệm vế bản chất khí cho đến vòng vận khí, từ các phương pháp luyện cho đến phương pháp thực hiện công phu.

  • Lịch sử khí công có gắn bó rất nhiều tới võ thuật. Nhưng sự phát triển của võ thuật ngày nay nặng về biểu diễn quyền cước, binh khí, còn khí công bị coi nhẹ và bị thất truyền. Các võ sư hiện đại bị mất cái gốc luyện khí, nhiều khi cả phương pháp

Sự cân bằng giữa cái năng lực chân thân và năng lực sử dụng là cân thiết, mà thực chất năng lực chân thân phải cao hơn năng lực sử dụng vài bậc, thì đến khi sử dụng mới không gây hậu quả xấu cho bản thân. Ngày nay người luyện võ ham ngoại công quyền cước, binh khí mà quên khí công, đó là điều tối kỵ. Do võ thuật phát triển như vậy nên khí công lại càng khó nghiên cứu và trình bày.

  • Các khả năng kỳ lạ của khí công cũng như các khả năng kỳ lạ của con người mà ngày nay chúng ta được biết đến nhiều, thường được phủ lên một bức màn bí ẩn và coi đó là các hiện tượng dị thường. Quan điểm đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Các khả năng đó là khả năng tiềm ẩn của con người mà chẳng qua con người, do chưa hiểu rõ và tự chứng minh được các khả năng này, và vì hoàn cảnh sống không thuận lợi cho nên đã tự đánh mất nó. Chúng ta không nên thấy các khả năng này chưa được phổ biến mà phủ nhận nó, mà cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc có hệ thống về lý thuyết kết hợp với thực hành để tìm lại khả năng đã mất của mình.
Với chừng đó vấn đề xung quanh lĩnh vực khí công, đã rất phức tạp nhưng cũng rất có ý nghĩa đối với sức khỏe, hạnh phúc, tuổi thọ của nhân loại. Đó là điều không phải xa vời, vô ích, mà ngược lại nó hết sức bức thiết cho nhân loại ngày nay.

Có. Nếu chúng ta lấy các tiêu chuẩn sau đây để đánh giá:
a. Sự phụ thuộc và quá trình thở của phổi và hệ hô hấp cùng với thực khí đi ra theo đường thực quản.
b. Sự phát sinh ra luồng chân khí mà biểu hiện là nóng Đan điền (phần bụng), Mệnh môn (phần lưng). Sau đó nó chạy theo mạch Nhâm (đường trung tâm trước) và mạch Đốc (đường trung tâm sau), cuối cùng là vào phủ tạng rồi tản ra toàn bộ cơ thể.
c. Sử dụng năng lực mà thiên về năng lực cơ bắp, gân, cốt, tức là năng lực bắt buộc phải có sự va chạm với đối tượng, năng lực này gọi là năng lực hậu thiên.
d. Sử dụng năng lực do chân khí phát ra từ các vị trí đặc biệt, không bắt buộc có sự va chạm với đối tượng, mà vẫn gây ra các tác động thực sự, năng lực này gọi là năng lực tiên thiên.
Với các tiêu chuẩn trên ta phân loại như sau:
1) Theo tiêu chuẩn là nội khí hậu thiên, đó chính là sự thở thường;
2) Theo tiêu chuẩn (a) kết hợp với (c) cùng với sự luyện tập cơ bắp gọi là Nội công;
3) Theo ba tiêu chuẩn (a) kết hợp với (b) và (c) cùng với sự luyện tập quyền cước, binh khí, đây chính là võ thuật hiện hành;
4) Theo tiêu chuẩn (b) là nội khí tiên thiên, đây chính là phép đạo dẫn dưỡng sinh;
5) Theo hai tiêu chuẩn (b) kết hợp với (d) là môn công phu chính pháp của năng lực tiên thiên.
Vậy mục đích của bộ sách “Khí công Công phu” là làm sáng tỏ năng lực tiên thiên.
Trên đây là sự phân loại các đặc điểm trong lĩnh vực khí công công phu, là cơ sở để chúng ta xem xét các hiện tượng có liên quan. Nhưng quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu là phải tìm bản chất của khí tiên thiên, cũng như việc luyện tập và áp dụng nó. Trong tất cả các khả năng có thể có, thì khả năng áp dụng khí công công phu vào chữa bệnh là khả năng có ý nghĩa nhất và cũng là vấn đề tâm đạo mà nhân loại đáng quan tâm.

Về thời gian luyện tập năng lực tiên thiên phụ thuộc vào các điều kiện sau:
a. Người luyện phải chọn được một lược đồ pháp thích hợp và khi đã chọn thì phải tuyệt đối tuân thủ mọi yêu cầu của pháp đó.
b. Người tập phải có thầy hướng dẫn. Người thầy phải có năng lực tiên thiên thật sự, hơn nữa phải hiểu rõ nó để có thể trợ giúp cho người luyện (ví dụ như truyền công, giải huyệt…) và xử lý được các biến động trong quá trình luyện.
c. Người luyện căn cứ theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà tìm ra được các điều kiện thời gian, không gian luyện tập phù hợp với pháp đã chọn.
d. Người luyện phải chuyên cần, nhẫn nại, đôi khi phải chịu khổ luyện.
e. Người luyện phải biết tận dụng các cơ may của trời đất (ví dụ biết được lúc thuần Âm, thuần Dương, thuần Thủy, thuần Hỏa) mà luyện để rút ngắn thời gian.
g. Người luyện phải tìm được các phương pháp bổ trợ và có thể kết hợp dùng thuốc để kích thích quá trình luyện.
h. Người luyện phải có được tâm đạo đúng đắn, tâm không vọng động, ý không tranh hơn, ý chí mềm nhưng kiên định.
i. Người luyện phải khép mình vào các chế độ phù hợp.
k. Người luyện phải dành một số thời gian nào đó để luyện thực sự có nghĩa là phải chọn một số thời gian tách khỏi cuộc sống hàng ngày để tạo ra các bước ngoặt cơ bản trong quá trình luyện.
l. Người luyện phải tìm được một sự ứng dụng khả năng, để đưa quá trình luyện vào giai đoạn hòa đồng giữa bên trong nội khí và bên ngoài ngoại khí, để dùng sự phát ngoại khí kích thích sự phát nội khí. Ban đầu dễ nhất là chọn con đường học giải huyệt trị bệnh cho người khác và cho mình. Đó cũng chính là bước đầu đi vào con đường tâm đạo.
Lợi ích của luyện năng lực tiên thiên là:
1) Cơ thể tự chữa bệnh, dưỡng sinh để trường sinh bất lão, óc sáng suốt năng lực sống và làm việc cao;
2) Có thể chữa bệnh cho người thân và mọi người;
3) Có thể đạt được một số khả năng siêu việt, mà người thường không có.

Trước tiên chúng ta đề cập đến định nghĩa chung về khí (1)
Khí là một dạng vật chất tinh vi có khả năng dinh dưỡng phong phú, khí lưu động trong cơ thể, cơ sở hoạt động của khí là kinh mạch, mạch lạc và tôn lạc.
Khí phát sinh do tinh hóa khí, khí tàng ở bể thận, cụ thể là tuyến Thượng thận, khi hạ tâm hỏa (bằng cách dùng tâm ý sinh ra do bụng đón từ ngoài vào) thì tinh cháy thành khí. Khí mới phát sinh, đó là chân khí. Chân khí chạy theo mạch Nhâm (trước bụng) và mạch Đốc (sau lưng) lên đỉnh đầu. Trong bụng, chân khí thăng lên theo đường lạc vào Tâm và Phế, tạo Tâm khí và Phế khí. Chân khí hạ xuống tạo Thận khí, tràn sang bên hữu vào Tỳ tạo Tỳ khí, tràn sang bên phải vào Can, tạo Can khí. Ngũ khí cùng chân khí chạy theo các kinh mạch tạo vinh khí, ra các mạch tôn lạc ngoài da thành vệ khí.
Như vậy ta có một hệ thống khí như sau:
Chân khí - Ngũ khí - Vinh khí - Vệ khí
Khí cũng như các dạng vật chất khác luôn thay đổi, chân khí đi vào tạng phủ phát động cơ năng của tạng phủ, vì vậy mà thành ngũ khí. Ngũ khí khi vào kinh mạch cũng thay đổi và cùng chân khí tạo thành khí gọi chung là vinh khí, ra tôn lạc gọi chung là vệ khí. Bởi vậy vinh khí cũng có năm loại, vệ khí cũng có năm loại. Chính vì vậy khí sắc biểu hiện ở đường kinh và ngoài da cho phép đoán được bệnh tật ở vùng nào, kinh nào, và ở thời kỳ nào, khả năng sống chết ra sao, cùng với sự khai khiếu của các tạng, cho phép chúng ta biết nhiều về bệnh tật và khả năng chữa chạy, cũng như có liên hệ với một quan điểm về quan hệ Mệnh – Bệnh – Thời.
Đây là vấn đề rất hay và quan trọng mà ta cần nghiên cứu.

Khí có những tính chất sau:
- Khí sinh ra ở Thận, mang tính chất thủy âm đó là Thể của khí, nhưng Dụng của khí lại mang tính hỏa dương, tức là khí luôn có xu hướng thăng lên, tản ra.
- Trong quan niệm kinh Dịch thuần âm sinh dương, do đó khi khí sinh ra, các tính dương nảy sinh, và khí từ đó mà thăng lên, biến động cho đến khi hóa dương hoàn toàn, rồi lại chuyển sang âm hạ xuống để sinh khí mới.
- Khí sinh ra vận hành phải luôn luôn đi đôi, giao hòa với huyết. Một tính thủy, một tính hỏa, một âm, một dương giao hòa, thăng giáng, khí không thể thiếu huyết và ngược lại, huyết cũng không thể thiếu khí.
- Khí có một hình cấu trúc như sau:
Khí thăng lên trên gọi là khí Thái dương, khí hạ xuống dưới gọi là khí Thái âm, khí sang bên hữu gọi là khí Thiếu âm, khí sang bên tả gọi là khí Thiếu dương, khí ra đàng sau gọi là khí Dương minh, khí ra đàng trước gọi là khí Quyết âm.
Nhưng đó là tính chất đơn khí. Khi khí vào phủ tạng, ra kinh mạch thì tính chất này lại khác.
- Khí tồn tại dưới hai dạng:
a. Dạng thể khí cho khí hậu thiên và cho khí tiên thiên khi biến đổi để hành công.
b. Dạng bức xạ cho khí tiên thiên: Thiên, Địa, Nhân.
Dạng thể khí là hoạt động của khí tiên thiên và hậu thiên trong con người, nó có thể biến sang các dạng vật chất của quá trình hoạt động của con người, dạng này còn gọi là dạng năng lượng.
Dạng bức xạ có hai đặc trưng, các đặc trưng này được nhận biết dựa trên sự biến động của đối tượng phát và thu bức xạ. Nếu như biến động đó không ảnh hưởng lớn tới cấu trúc và hoạt động của đối tượng thì gọi là là dạng thông tin, vì nó là cơ sở của sự nhận biết của đối tượng này với đối tượng khác. Nếu sự biến động ảnh hưởng tới cấu trúc và hoạt động của đối tượng thì gọi là dạng năng lượng, vì nó là cơ sở tác động của đối tượng này sang đối tượng khác.

Như chúng ta đã biết, ngũ khí là chân khí đi vào tạng, phát động công năng của tạng mà sinh ra ngũ khí.
Các tính chất của ngũ khí được quy định như sau:
a. Tâm khí: tính khí là Hỏa khí, tính ngũ hành là Hỏa, tính âm dương là Dương, màu khí là màu Đỏ, kinh chạy là Tâm kinh và Tiểu trường kinh.
Ngoài ra Tâm khí còn có một mối quan hệ khác là tạo ra khí Tâm bào (khí định danh) mà trong Đông y coi cơ sở của nó là màng bao tim. Khí Tâm bào chạy trong kinh Tâm bào và kinh Tam tiêu. Tâm khí tạo Tâm hỏa mà từ đó sinh ra huyết.
b. Can khí: tính khí là Phong khí, tính ngũ hành là Mộc, tính âm dương là Dương, màu khí là màu Xanh, kinh chạy là Can kinh và Đởm kinh. Can khí hoạt động tại Can và Đởm mà tạo ra Tân, nên gọi Can là chủ Gân là vậy.
c. Tỳ khí: tính khí là Thấp khí, tính ngũ hành là Thổ, tính âm dương là Âm, màu khí là màu Vàng, kinh chạy là Tỳ kinh và Vị kinh.
Tỳ khí hoạt động tại Tỳ và Vị tạo ra Dịch, Dịch là thứ vật chất trong tế bào cho nên gọi Tỳ chủ Nhục (thịt) là vậy.
d. Phế khí: tính khí là Táo khí, tính ngũ hành là Kim, tính âm dương là Dương, màu khí là màu Trắng, kinh chạy là Phế kinh và Đại trường kinh.
Phế khí hoạt động trong Phế và Đại trường tạo thành khí Hậu thiên của cơ thể.
e. Thận khí: tính khí là Hàn khí, tính ngũ hành là Thủy, tính âm dương là Âm, màu khí là màu Đen, kinh chạy là Thận kinh và Bàng quang kinh.
Thận khí hoạt động trong Thận và Bàng quang mà thành tinh Hậu thiên của con người.
Ngũ khí là chân khí vào tạng sinh ra, rồi từ đó sang phủ ra kinh mạch cho nên biến đổi liên tục. Ngũ khí không hoạt động biệt lập mà phải đồng bộ giao hòa, cân bằng với nhau thì cơ thể mới hoạt động tốt, nếu không cân bằng tức là bệnh xuất hiện, thất tình khuấy động, lục dâm tràn vào. Nhưng muốn giữ ngũ khí, phải tồn chân khí. Cho nên vẫn lấy chân khí làm gốc vậy.

Nói một cách đơn giản, huyệt là một điểm đặc biệt nằm trên đường kinh. Nhưng bản chất của huyệt là gì thì cho đến ngày nay còn nhiều tranh cãi.
Theo phương pháp dò huyệt hiện đại dựa trên cơ sở điện từ với nguyên lý xác định biến đổi điện trở trên da, mà tại vị trí huyệt cho thông số điện trở rất nhỏ. Nhưng giải phẫu học điện đại vẫn chưa công nhận huyệt và nhiều quan điểm khác của Đông y.
Sau đây trình bày khái quát một số đặc tính của huyệt. Chính các đặc tính quy định loại hình và chức năng của huyệt:
a. Huyệt là giao điểm của kinh mạch với các hệ thống, tổ chức của các cơ quan trong cơ thể.
Ví dụ các du huyệt trên kinh Bàng quang, nằm trên các hạch thần kinh đối giao cảm của hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng).
b. Huyệt là các điểm trên đường kinh, nơi mà cấu tạo cơ thể hoạt động, ví như các đầu cơ, khớp, cho nên hầu như tất cả các đầu cơ, khớp đều chứa các huyệt quan trọng. Ví dụ ở khuỷu tay có các huyệt Khúc trì, Thiên tỉnh, Tiểu hải, Xích trạch, Khúc trạch, Thiếu hải, đều là các huyệt quan trọng trong đường kinh.
c. Huyệt là các điểm ra, vào của khí từ tạng, phủ và bể thận. Ví dụ huyệt Nhũ trung là huyệt mà từ đó Tâm khí đi vào kinh Tâm vào lạc, sang kinh Tam tiêu vào Tâm bằng đường lạc từ huyệt Ty trúc không. Sự chuyển kinh bằng hai lạc huyệt Nội quan và Ngoại quan nhưng Tâm khí lại chạy đến tận đầu ngón tay giữa ở huyệt Trung xung của Tâm kinh mà ra ngoài và lại từ ngoài vào bởi huyệt Quan xung ngón nhẫn kinh Tam tiêu. Chính hai huyệt cuối cùng này trở thành hai huyệt rất quan trọng cho sự thu, phát khí trong công phu Chỉ công.
d. Huyệt là nơi kích thích hoạt động của kinh mạch, thông qua đó là hoạt động của phủ, tạng nên có tác dụng rất tốt cho chữa bệnh và dưỡng sinh, cũng như có tác dụng rất lớn cho việc luyện khí công công phu.

Vòng đại Chu thiên của khí là vòng mà khí huyết luân chuyển thứ tự trên các kinh, trong một ngày. Nhưng sự luân chuyển của nó thế nào thì lại là vấn đề phức tạp, trở thành một trong những vấn đề cơ bản của Đông y học cũng như y học hiện đại. Sau đây xin trình bày một số vấn đề có liên quan tới việc luân chuyển khí huyết và vòng đại Chu thiên.
a. Theo vòng đại Chu thiên, khí huyết chạy theo một vòng thứ tự theo thời gian. Nhưng điều đó không có nghĩa là khí huyết không chạy đến, không có ở những nơi khác, mà chỉ là nó vượng nhất mà thôi. Tại sao vậy? Bởi vì khi khí ở tạng nào tức là lúc đó chân khí đi vào tạng đó, phát huy công năng của tạng đó. Tức là tạo ra khí ở tạng đó cao nhất, nhiều nhất và đồng thời cũng vào các tạng khác, phát huy công năng tạng khác nhưng không ao.
b. Theo vòng đại Chu thiên có sự luân chuyển khí từ tạng phủ này qua tạng phủ khác, bình thường các tính chất của tạng khí này khác tính chất của các tạng khí khác, do đó sự lưu chuyển sang nhau sẽ gây ra các trạng thái cơ bản sau:
1) Trạng thái hòa đồng: không gây ảnh hưởng lớn.
2) Trạng thái đối nghịch: gây ảnh hưởng xấu.
3) Trạng thái tổng hợp: gây ảnh hưởng tốt.
Như vậy với trạng thái hòa đồng, thì các tính chất của các tạng được đảm bảo đơn tính.Với trạng thái đối nghịch, tính chất tạng khí suy giảm, đó là nguyên nhân gây bệnh từ tạng phủ này sang tạng phủ kia vậy. Với trạng thái tổng hợp, các tính chất của tạng được tăng cường hoạt động tốt hơn, cao hơn. Như vậy trong vòng đại Chu thiên, do các tính chất của các tạng, khi đến đúng giờ chân khí đi vào tạng đó, được tổng hợp tốt hơn cho nên tạng khí sinh ra nhiều nhất, công năng hoạt động tốt nhất, thông hoạt nhất

Cấu tạo và hoạt động của cơ thể con người theo quan điểm Đông y, là một hệ thống lý luận rất phức tạp và cao siêu. Không dễ gì thấu hiểu nó được cặn kẽ và càng không thể trình bày nó đầy đủ được. Nhưng để giới thiệu, xin dẫn ra đây hệ thống quan điểm chính của Đông y.
a. Hệ thống tạng, phủ là hệ thống của các cơ quan nội tạng, nơi mà các hoạt động sống của con người được thực hiện.
1) Tạng: có năm tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế và Thận, tức tim, gan, lá lách, phổi và thận. Ngoài ra còn có tạng định danh là Tâm bào, tức là cơ sở màng bao tim. Các tạng này là cơ sở hoạt động của cơ thể, phát sinh ngũ khí và chuyển hóa tinh chất và nuôi dưỡng cơ thể.
2) Phủ: có sáu phủ là Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường và Bàng quang, tức ruột non, mật, dạ dày, ruột già và bọng đái. Các phủ này là các cơ quan thu nhận, chuyển hóa và đào thải cũng như phụ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Phủ cuối cùng là phủ Tam tiêu, một phủ phức tạp, liên lạc giữa các tuyến Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu, làm cho quá trình chuyển hóa lên cao nhất.
b. Hệ thống cốt tủy là hệ thống quan trọng, là cơ sở để tinh hoa con người được sinh ra và hoạt động, với hoạt động cao cấp nhất là thần hồn, hệ thống này có tác động rất lớn đến vận mệnh của con người.
c. Hệ thống gân, cơ, bì, mao là hệ thống thực hiện vận động cùng bảo vệ cơ thể, nó là nội khí huyết hoạt động và quan hệ với môi trường bên ngoài.
d. Hệ thống giác quan bao gồm Ngũ quan, Cửu khiếu:
* Ngũ quan là mắt, mũi, mồm, tai, da.
* Cửu khiếu là hai mắt, hai tai, một mồm, hai lỗ mũi, đường tiểu và sinh dục, đường đại tiện.
Việc chia Ngũ quan, Cửu khiếu cũng phức tạp, xin dẫn ra đây một số vấn đề:
- Sự hoạt động của hệ thần kinh: nhìn, nghe, nói, ngửi, sờ.
- Sự khai khiếu của tạng: mắt khai khiếu của Can, tai khai khiếu của Thận, mồm khai khiếu của Vị, mũi khai khiếu của Tỳ, da khai khiếu của Phế.
- Sự biểu hiện của vận mạng, đó là sự biểu hiện của khí sắc và thần ở Ngũ quan, Cửu khiếu:
+ Khí sắc kém là tạng suy, bệnh mắc.
+ Khí sắc mất là tạng hỏng, bệnh nặng.
+ Khí sắc tuyệt là dẫn đến tuyệt mệnh.
- Thần biểu hiện chủ yếu ở mắt:
+ Thần suy là bệnh nặng.
+ Thần tuyệt là mệnh mất.
- Sự liên quan tới bên ngoài: đó là Cửu khiếu thông thiên, là năng lực cao siêu của Cửu khiếu cùng các năng lực Tiên thiên khác của con người, đảm bảo mối quan hệ đại vũ trụ và tiếp nhận sự thông tin với con người.

Kinh khí và mạch huyết
1) Kinh khí: là đường dẫn khí, bao gồm:
- Mạch chân khí là mạch Nhâm và mạch Đốc.
- Kinh ngũ khí có 12 kinh chính là Phế kinh, Đại trường kinh, Tỳ kinh, Vị kinh, Tâm kinh, Tiểu trường kinh, Thận kinh, Bàng quang kinh, Tâm bào kinh, Tam tiêu kinh, Can kinh và Đởm kinh.
Ngoài ra còn có Bát mạch kỳ kinh, thể hiện mối quan hệ giữa khí với huyết và cốt, tủy, gân, cơ, đó là Nhâm mạch, Đốc mạch, Xung mạch, Đới mạch, Âm kiều mạch, Dương kiều mạch, Âm duy mạch và Dương duy mạch.
- Mạch lạc là mạch liên hệ giữa kinh mạch với nhau và với tạng phủ.
- Mạch tôn lạc là mạch nhỏ dẫn khí ra da.
2) Huyết mạch: đó là mạch máu giống như quan điểm Tây y, bao gồm động mạch, tỉnh mạch và mao mạch đưa huyết đi, dẫn huyết về và giúp cho huyết trao đổi.
Ngoài hệ thống trên còn nhiều hệ thống khác.

Theo sự hiểu biết của con người, tinh có hai loại:
a. Tinh hoa của trời, đất và con người, đây là khái niệm trừu tượng.
b. Tinh của sinh thực, tức là sự duy trì nòi giống của con người.
Nhưng tinh của con người là một quan niệm rất phức tạp của Đông y.
Theo quan niệm của Đông y, tinh là một khái niệm hết sức cơ bản. Tinh chia làm hai loại:
Tinh tiên thiên của con người. Tinh này chính là cơ sở của sinh mệnh con người, nó là cái mà con người kế thừa của cha mẹ và hoạt dụng trong trời, đất. Theo cơ sở lý luận, tinh tàng ở tuyến Thượng thận, do đó trong hoạt động hô hấp thăng giáng của phủ tạng tinh hóa thành khí “hạ Tâm hỏa, góp Tốn phong, Tinh vụt cháy thành Khí”, chính vì vậy tinh còn được coi là cơ sở vật chất của khí.
Tinh hậu thiên. Có nhiều quan niệm về tinh hậu thiên. Có quan niệm cho rằng tinh hậu thiên tạo thành do sự chuyển hóa vật chất nhưng quan niệm này không đúng, vì như thế là đã sai lầm về cách đặt vấn đề và khái niệm tinh khí. Tinh hậu thiên chính là tinh của giống nòi mà từ đó tạo nên sinh thực khí.
Mối quan hệ của tinh tiên thiên, hậu thiên của con người với trời đất cũng phức tạp. Chính hậu thiên của trời và đất giao hòa tạo không khí thở và thức ăn cho con người, từ đó tạo cơ sở cho sự sống của con người mà tạo nên tinh tàng ở Thận. Tinh này hạ xuống thì tạo ra tinh sinh thực là tinh hậu thiên, thăng lên thì tạo thành khí, do đó tinh này gọi là tinh tiên thiên. Tiên thiên của trời đất vào con người mà góp phần làm cho tinh tiên thiên con người phát triển và hóa thành khí.
Tinh cũng như khí ở dạng hậu thiên là dạng khí khi hóa, ở dạng tiên thiên là dạng bức xạ vật chất khi hóa. Nhưng đó là dạng hóa của tinh thành khí, còn ở dạng thể, tức là dạng tồn tại, thì lại là sự chuyển hóa không ngừng như Tam bảo, tức là không tồn tại ở dạng đơn nhất mà tinh phải hóa thành khí, khí phải luân chuyển mà hóa thành thần và phát động các ơ năng hoạt động của con người.
Mối quan hệ Tinh – Khí – Thần, là mối quan hệ luôn biến động và chuyển hóa, nếu dừng là bệnh, nếu tuyệt là chết.

Thần là một quan niệm cũng không đơn giản, nó chia làm hai dạng:
a. Sự hoạt động thần kinh điều khiển toàn bộ hoạt động của con người.
b. Sự biến vi, hoạt dụng của khí, bởi khí chính là cơ sở vật chất của Thần.
Sự phân chia này cũng chỉ là tương đối vì thần có biểu hiện được, phải đảm bảo cả hai điều kiện tồn tại đó.
Quan niệm của y học Đông phương cho rằng hệ thần kinh đó chỉ là cơ sở thừa hành chức năng hoạt động của khí, khi khí đi vào cột tủy. Sự hoạt động này là do khí sinh ra ở bể thận theo mạh Đốc, tức là đường cột sống, đi lên não mà sinh ra hoạt động thần kinh.
Do đó Đông y quan niệm về bản chất bệnh lý học thần kinh là sự rối loạn của dương khí đi lên theo mạch Đốc.
Trong lĩnh vực Đông y và khí công, chúng ta phải chấp nhận những quan điểm cơ sở đó, có như vậy mới không vấp phải những mâu thuẫn ở các quan niệm khác.
Thực chất dù quan niệm như thế nào đi nửa thì Thần cũng không thể tách rời cá hoạt động cơ bản khác của sự sống.

Khí và huyết là hai dạng vật chất tồn tại song hành. Điều đó có nghĩa là ở đâu có khí thì ở đó có huyết và ngược lại. Khí làm cho nhuận huyết, và huyết làm cho thuần khí. Huyết tính dương hỏa, khí tính âm thủy, bởi vậy nếu tồn tại và hoạt động huyết và khí phải giao hòa. Có nghĩa là huyết sinh ra phải hạ xuống, khí sinh ra phải thăng lên, có như vậy âm dương mới giao hòa, thủyhỏa mới cấu kết mà bảo tồn sự sống.
Lại nói khí không có huyết thì dễ tán, huyết không có khí thì dễ đọng là bởi sự không giao hòa của khí – huyết.
Khí bệnh thì huyết bệnh, khí nhập phong tà thì huyết làm độc, huyết chảy không thuận thời khí nghịch, loạn, mà từ đó trăm bệnh phát sinh, cái chết cận kề.
Huyết là vật chất thực tại, tức là có đủ các đặc tính của vật chất của tế bào. Khí là vật chất tinh hóa, tức là có đặc tính của khí. Bởi vậy có thể nói huyết là nhà của khí, khí là đường của huyết cũng được vậy.
Huyết hoạt động do sự co bóp của của tim, tạo ra áp huyết, làm cho huyết chuyển động trong mạch. Nhưng cấu tạo của huyết là thể bất định của hồng huyết cầu (và một số loại khác như bạch cầu) nhưng hồng huyết cầu huyển động ở dạng vô định nếu như khí hoạt hóa huyết, thời huyết ở dạng thuận lợi cho hoạt động nhất, tức là không ở dạng cầu nữa mà ở dạng bầu dục, nhân của nó nằm ở phía trước làm cho chuyển động của nó tốt hơn và do đó huyết áp có thể giảm mà huyết vẫn đủ là vậy. Đây chính là một điểm khó nhất của quan niệm khí – huyết và từ đó giải thích một phần nào về bản chất khí. Như một ion chuyển động thành dòng tạo từ trường. Phải chăng huyết nếu như hoạt động ở dạng tối ưu trên sẽ tạo ra hoạt động của khí với các đường kinh là sự tạo thành từ sự giao thoa từ trường khí đó. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu thêm về bản chất của khí – huyết cũng như sự sống.

Bể thận là một tập hợp lấy tâm là tuyến Thượng thận. Trên liên hệ với Tâm và Phế, dưới liên hệ với Thận và Bàng quang, trước liên hệ với Đại trường và Tiểu trường, sau liên hệ với cốt tủy, bên phải liên hệ với Can và Đởm, bên trái liên hệ với Tỳ và Vị. Bởi vậy bể thận chính là cái nôi sinh ra chân khí từ tinh vậy.
Nhưng tinh có tạo ra được phải nhờ sự chuyển hóa của vật chất từ Đại trường, Tiểu trường và hoạt động của Thận, và nguồn gốc lấy tinh ra là từ tủy. Tinh có hoạt hóa được là do Can, Đởm, Tỳ, Vị hỗ trợ. Tinh có thành khí được cũng là do Tâm hỏa hạ xuống, nhờ cùng Phế khí mà thành.
Khi tinh hóa thành khí rồi thì thành chân khí. Chân khí theo cốt tủy đi lên mà thành thần khi vào hệ thần kinh. Chân khí thăng lên tạo Tâm khí và Phế khí, hạ xuống tạo Thận khí, sang tả tạo Tỳ khí, sang hữu tạo Vị khí, ngấm ra trước bụng tạo Tâm bà khí (khí định danh) mà vào Tam tiêu hệ hung trung (trong bụng).
Bởi vậy bể thận là cái nôi của chân khí, chân khí vào tạng mà tạo thành ngũ khí, chân khí chạy trong mạch Nhâm Đốc, ngũ khí chạy trong 12 kinh cùng chân khí mà tạo vinh khí, ra tôn lạc tạo vệ khí là vậy.
Chân khí sinh ra thần và ngũ khí, ngũ khí sinh ra ở tạng mà phát động cơ năng của tạng phủ, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, dựa trên cơ sở tạo ra Tam bảo Tinh – Khí – Thần.
Gọi là bể thận vì tâm của nó ở tuyến Thượng thận, đồng thời hoạt động của Thận liên quan tới khí rất lớn vì chính hoạt động đó tạo ra tinh.
Gọi là chân khí vì đó là khí tạo ra thần và ngũ khí.
Gọi là ngũ khí vì đó là khí do chân khí vào ngũ tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) mà thành.
Mối quan hệ của Bể thận – Chân khí – Ngũ khí là mối quan hệ mật thiết, đồng bộ và hoạt hóa nhau. Trong mối quan hệ này, hư đâu là bệnh đó và làm bệnh cho phần khác ngay. Hư mãi đến thời kỳ tuyệt, thì dù tuyệt một cái cũng chết.
Mục đích của luyện khí công chính là quá trình luyện để đẩy mối quan hệ này lên đến mức độ cao nhất mà giải trừ bệnh tật và nâng cao khả năng tiềm ẩn vậy.

Mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài bao gồm:
a. Con người với con người, xã hội và sinh vật.
b. Con người và tự nhiên (trời đất).
Trong lĩnh vực khí thì ơ sở của mối quan hệ này là khí, là sự thu phát khí một cách tự nhiên hay phải vận hành.
Trạng thái của khí cũng có hai thể là thể khí và thể bức xạ.
Tác động của khí cũng có hai dạng cùng bản chất.
- Dạng thông tin. Gọi là dạng thông tin vì sự liên hệ không gây ra biến động lớn ảnh hưởng tới cấu trúc và sự hoạt động của các đối tượng.
- Dạng năng lượng ảnh hưởng tới cấu trúc và sự hoạt động của đối tượng.
Sự phân phối này chính là dựa vào cường độ tác động vậy.
Mối quan hệ con người và con người, sinh vật trong lĩnh vực khí là mối quan hệ đồng bộ khí.
Mối quan hệ con người với tự nhiên phức tạp hơn, bao gồm:
- Hậu thiên đất, trời thăng giáng tạo thành khí cho Phế.
- Tiên thiên trời đất giao hòa hỗ trợ mà tạo ra và vận hành tiên thiên người.
Khi các võ sư khí công phát khí, nhất là trong lúc sử dụng Thần công, mối quan hệ này trở nên rất rõ ràng mà các nhà nghiên cứu hiện đại coi đó là sự hợp nhất Thiên – Nhân.

Như chúng ta đã biết, quá trình cơ bản của luyện khí công là tự chữa bệnh – dưỡng sinh – nâng cao khả năng. Đó là quá trình không có thể đảo lộn nhưng cũng có thể kết hợp, pha trộn chút ít để luyện nhanh.
Trong quá trình tự chữa bệnh, khi gặp một căn bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thì không nên luyện nâng cao mà nên luyện tự chữa bệnh lẫn với dưỡng sinh. Về thực chất, dưỡng sinh được dùng làm nền cho quá trình luyện tự chữa bệnh và nâng cao, mặc dù vẫn phải có quá trình dưỡng sinh thật sự.
Trong quá trình dưỡng sinh, lúc đó đã không có những biến động lớn trong cơ thể. Ý nghĩa của quá trình này, như ta đã biết là ổn định cơ thể, phòng bệnh và chuẩn bị luyện nâng cao rồi đến luyện công phu. Mục đích chính của quá trình này là cân bằng và điều hòa các khí.
Trong quá trình nâng cao là đi vào các bí pháp khí công, nâng cao mức sinh học. Quá trình này vẫn lấy dưỡng sinh làm nền để đảm bảo sự ổn định cơ thể, tạo điều kiện nâng cao mức sinh học.
Như vậy ta có công thức:

Quá trình tự chữa bệnh = PP tự chữa bệnh + PP dưỡng sinh
Quá trình dưỡng sinh = Các PP dưỡng sinh
Quá trình nâng cao = PP nâng cao + PP dưỡng sinh

Ngay quá trình luyện công phu tiếp theo cũng có công thức:

Quá trình công phu = PP công phu + PP nâng cao + PP dưỡng sinh

Trong quá trình tự chữa bệnh nên thực hiện các bài sau đây:
1) Vòng vận ngũ khí chữa bệnh với việc chẩn đoán bản thân đang mắc bệnh gì, thì vận vòng đó.
2) Thở - Khí công.
3) Thư giãn, tĩnh dưỡng, tức là bài tập ở thế thư giãn, tĩnh tâm, thở điều hòa.
4) Xoa bóp, giải huyệt chữa bệnh theo dương kinh bị bệnh.
Qua trình này thực hiện hàng ngày theo trình tự sau đây:
1- Xoa bóp, tự giải huyệt (khoảng 10 phút).
2- Thư giãn, tĩnh công (10 phút).
3- Thở khí công (5 phút).
4- Vận chân khí (5 phút).
5- Vận ngũ khí (10 phút).
Tổng cộng tối thiểu 40 phút.
Chia làm hai lần:
- Sáng, trước khi hoạt động.
- Chiều, tối, trước khi ngủ.

Cụ thể nên hoạt động tương thích như sau:
a. Tâm bệnh: tránh ngửi mùi khét, nghe âm nói thường nặng, tắm để thông mồ hôi; ở thể vượng, bệnh thì tránh màu đỏ, kiêng vị đắng; ở thể suy thì hay nhìn màu đỏ, ăn vị đắng.
b. Can bệnh: tránh ngửi mùi hôi, nghe tiếng hét, hay rửa mặt. Can vượng thì tránh màu xanh, không ăn vị chua; Can suy thì hay nhìn màu xanh, ăn vị chua.
c. Tỳ bệnh: hay ngửi mùi thơm, xúc miệng. Tỳ bệnh vượng, tránh màu vàng, không ăn vị ngọt, không nghe tiếng ca. Tỳ bệnh suy, hay nhìn màu vàng, ăn vị ngọt, nghe tiếng ca.
d. Phế bệnh: kiêng mùi tanh, không nghe tiếng khóc hay vuốt mũi, chảy nước mũi. Phế bệnh vượng, không nhìn màu trắng, tránh vị cay, Phế bệnh suy, nên nhìn màu trắng, ăn vị cay.
e. Thận bệnh: kiêng mùi thối, xa tiếng rên, không ăn vị mặn. Thận bệnh vượng, tránh màu đen, uống nhiều nước để thông tiểu, hạ khí. Thận bệnh suy, hay nhìn màu đen, ít uống nước.

Vòng vận chân khí của thời kỳ chữa bệnh kết hợp dưỡng sinh và thở có thể làm đơn giản như sau:
Theo dòng suy nghĩ, chuyển tâm ý theo mạch Nhâm từ mũi (miệng ngậm), hít từ từ cùng nhịp đếm xuống bụng, ngừng lại một thời gian, sau đó chuyển ý ra sau lưng, đếm và thở ra (chuyển ý tới gáy thì thôi, vì đưa lên đầu có thể có hại).
Các bài luyện ngũ khí và chân khí cho chữa bệnh được luyện tăng cường theo thời gian như sau:
- Tâm bệnh: vượng ngày Bính ngày Đinh, suy ngày Giáp ngày Ất và mùa Hạ.
- Can bệnh: vượng ngày Giáp ngày Ất, suy ngày Nhâm ngày Quý và mùa Xuân.
- Tỳ bệnh: vượng ngày Mậu ngày Kỷ, suy ngày Bính ngày Đinh, quanh năm bốn mùa đều được.
- Phế bệnh: vượng ngày Canh ngày Tân, suy ngày Mậu ngày Kỷ và mùa Thu.
- Thận bệnh: vượng ngày Nhâm ngày Quý, suy ngày Canh ngày Tân và mùa Đông.

Quá trình luyện khí công dưỡng sinh được thực hiện qua các bài tập sau:
a. Thở - khí công.
b. Vận chân khí.
c. Xoa bóp, kích thích huyệt toàn thân.
d. Thư giãn – Tĩnh công.
Trình tự mỗi buổi tập hàng ngày như sau:
- Xoa bóp, giải huyệt (10 phút).
- Thư giãn, tĩnh công (10 phút).
- Thở - khí công (10 phút).
- Vận chân khí (10 phút).
Luyện vào buổi sáng và tối.
Theo mùa, luyện thêm các bài về ngũ khí:
- Mùa Xuân, chuyên luyện Can khí.
- Mùa Hạ, chuyên luyện Tâm khí.
- Mùa Thu, chuyên luyện Phế khí.
- Mùa Đông, chuyên luyện Thận khí.
- Bốn mùa, cùng luyện với Tỳ khí.
Thêm vào quá trình này là phép dưỡng sinh trong ăn, uống, sinh hoạt, giao tiếp.

Quá trình luyện khí công nâng cao thực hiện như sau:
a. Thở - khí công.
b. Vận chân khí (Đan điền công).
c. Nê hoàn công.
d. Càn khôn bát thức.
e. Dịch khí công.
Luyện hàng ngày như sau:
- Thư giãn, xoa bóp (5 phút).
- Thở – khí công.
- Đan điền công: ban ngày. Nê hoàn công: ban đêm.
- Dịch khí công hoặc Càn khôn bát thức.
Lưu ý: Sau khi tập, phải tĩnh công rồi mới nghỉ.
- Không luyện Dịch khí công và Càn khôn bát thức cùng lúc. Mỗi đợt tập cho Dịch khí công thì chuyên luyện Dịch khí công, còn Càn khôn bát thức thì luyện đợt khác và xen lẫn là khí công dưỡng sinh.

Phương pháp bổ trợ có nhiều, nhưng tự bản thân nên lựa chọn, sự lựa chọn dựa trên cơ sở các pháp sau:
- Án ma pháp: kỹ thuật xoa bóp theo huyệt;
- Bát đoạn cẩm: kỹ thuật thở kèm động tác;
- Thập bát La hán quyền;
- Thái cực quyền;
- Thiết tuyến quyền;
- Dịch cân kinh.
Các pháp này nên áp dụng từ từ và có chọn lọc. Rất tiếc, các sách viết đúng về vấn đề này, hiện tại chưa có.
Ngoài các pháp bổ trợ trên, ta có thể dùng thuốc, nhưng cũng hạn chế.

Thái độ rất quan trọng trong mọi vấn đề. Thái độ quyết định sự thành đạt mục đích. Đối với khí công ta không nên cho nó là cao siêu, cũng không nên hạ thấp coi nó là vô bổ, mất thời gian. Như trên đã nói, mục đích khí công là chữa bệnh, dưỡng sinh và nâng cao khả năng. Người luyện không nhất thiết phải theo toàn bộ các quá trình.
Mục đích của ta là chiến thắng bệnh tật, phòng bệnh, khỏe mạnh sống lâu, có khả năng tốt hơn trong cuộc sống, thì ta chỉ cần luyện khí công chữa bệnh và dưỡng sinh, rồi duy trì khí công dưỡng sinh là đủ. Nếu chúng ta muốn tìm hiểu, muốn có các khả năng dị biệt để sử dụng vào con đường nhân đạo, thì sau khi thay đổi cơ thể bằng khí công tự chữa bệnh và dưỡng sinh, ta nên luyện khí công nâng cao và chuyển sang luyện công phu.
Ngay trong phần đầu của công phu, có nói về công phu thu phát khí giữa con người và thế giới bên ngoài, có ý nghĩa dưỡng sinh cao, cho phép hòa hợp giữa con người và vũ trụ.
Thái độ phụ thuộc vào lòng tin, khi chưa tin ắt có sự nghi ngờ, mà đã nghi ngờ thì không nên luyện vì lợi ít, hại nhiều.
Thái độ nghi ngờ tạo ra trạng thái tâm sinh lý trái với điều kiện luyện khí công, cho nên hãy tạm tin để luyện, khi đã có kết quả thì tin tưởng hoàn toàn, không đổi lòng.

Đây là một vấn đề khó, trên thực tế muốn đạt được kết quả tốt phải kết hợp ba loại hình này, vì:
- Luyện cá nhân: sự rèn luyện chủ yếu, tự bản thân mình thấy mình cần gì là luyện hướng đó, đây chính là quá trình tự hóa thân mà đạt kết quả.
- Luyện theo sách vở: là tìm hiểu một cách hệ thống lý thuyết và thực hành, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm qua sách vở, để áp dụng vào quá trình tự tập. Ở đây nên kết hợp một nhóm người để tiện việc khảo cứu, tìm chân lý và bổ túc cho nhau.
- Luyện theo thầy và môn phái: là sự luyện rất tốt nhờ kinh nghiệm người đi trước và học có kỷ luật để đạt kết quả cao.
Nhưng hiện tại có một vấn đề rất lớn đặt ra cho ba loại hình này như sau:
- Các sách vở nói về khí công thực thụ rất hiếm, chân lý của khí công bị bàn cãi quá nhiều và bị hiểu lầm;
- Các lý thuyết và bài tập chưa được định hình và phổ cập;
- Hoạt động có tổ chức về khí công chưa hề có, từ các tổ chức mang tính xã hội, cho đến các môn phái; ngay ý nghĩa của khí công là nền tảng của dưỡng sinh và võ thuật cũng chưa được hiểu đúng;
- Những người đã trải qua khí công thực thụ quá ít, và khó tập hợp lại.
Và cuối cùng là cuộc sống hiện tại, xu hướng, cách sống đương thời tỏ ra không phù hợp với khí công. Điều đó không có nghĩa là không nên hay không thể luyện khí công, mà cần phải hiểu rõ nó và tìm ra ý nghĩa của nó đối với bản thân, rồi thu xếp hoàn cảnh, thời gian cho nó một cách thích đáng.

Luyện khí công là quá trình phục hồi - ổn định – nâng cao cơ thể, cho nên tránh sao được các biến động cơ thể.
Các biến động trong quá trình luyện khí công, được chia làm ba loại như sau:
a. Các biến động xấu: cần tránh và có cách xử lý;
b. Các biến động tốt: không nên lo sợ và bình tĩnh;
c. Các biến động xác định mức độ vượt qua: các biến động này vừa xấu, vừa tốt nhưng kết cục là tốt, xác định mức độ vượt qua.
Các biến động này trong cơ thể thể hiện:
- Biến động nội tạng của các cơ quan nội tạng;
- Biến động khí – huyết của bản chất khí huyết;
- Biến động gân – cốt của hệ gân cốt;
- Biến động năng lực của các khả năng trong cuộc sống hàng ngày;
- Biến động thần kinh là biến động của trung khu thần kinh và hệ thần kinh thực vật.

Muốn như vậy chỉ có cách:
- Luyện tập đúng hướng dẫn của các quá trình;
- Luyện từ từ từng bước, luôn sử dụng các phương pháp phụ trợ;
- Trước và sau luyện luôn có động tác phụ và thư giãn tĩnh công;
- Luyện tập thường xuyên, liên tục trong một đợt; khi kết thúc một đợt, cơ thể phải ở tình trạng tốt;
- Nâng dần các bài tập và cường độ tập, thu xếp thời gian tập nâng cao;
- Luôn liên hệ với người đi trước để hỏi và nhờ xử lý giúp.

Xin cảm ơn Thầy.

Gửi phản hồi