Kinh nghiệm tập luyện Tĩnh khí công

Kinh nghiệm của những người MỚI TẬP – Số 2

Hỏi:

Em tập khoảng 2 ngày, trong lúc tập hô hấp điều tức khí công thì có lúc em cảm nhận được có cảm giác tê tê chạy khắp cơ thể nhưng có lúc lại ko? Em cũng ko hiểu rỏ nữa. Theo kinh nghiệm của anh/chú thì khi mình tập như vậy thì cảm giác gì là mình nhận biết được mình tập đúng.

Đáp: 

Trường hợp của nhà bác không phải là hiếm gặp. Có 2 trường hợp xảy ra :
1. Dững người có cơ địa nhạy cảm, đồng thời có mức cân bằng thanh-thực tự nhiên cao thì dễ dàng có khí cảm.
Ở đây nhà cháu có đôi nhời vzìa “khí cảm” để nhà bác nắm rõ (thực ra nếu đọc kỹ tài liệu nhà bác cũng có thể hiểu được). “Khí cảm” bằng nghĩa đen là sự cảm nhận vzìa sự động khí (phản ứng tích cực của cơ thể với sự hoạt động của Khí).
Có 4 dạng cảm nhận vzìa khí :
– Áp suất : cảm giác nặng, nhẹ lâng lâng
– Nhiệt độ : nóng ấm, mát lạnh
– Nhu động : cảm giác xoay đảo
– Lan truyền : cảm giác tê tê, rần rần.
Chỉ cần có một trong 4 cảm giác đó là đã có hiệu quả “động khí” rùi.

2. Do thể trạng người luyện yếu nên sự cảm nhận “động khí” dễ thấy hơn.

==================================================================================

Hỏi:

Em chỉ tập hít thở trước chứ chưa dám quán tưởng là hơi nóng chạy khắp cơ thể, mà dù có quán tưởng như vậy em cũng chưa cảm giác được như quán tưởng. Rất cảm ơn anh/ chú giản giải dùm em/cháu.

Đáp: 

Nhà bác mần rứa là đúng. Cứ “củ từ” tuần tự dư tiến. Thành thạo từng công pháp, rồi chuyển tiếp cũng là yêu cầu của luyện tập.

==================================================================================

Hỏi:

À với lại cho em/cháu hỏi là tập Điều tức công ngoài ngồi ra mình nằm tập được ko?

Đáp: 

Thực ra thì vzới các công pháp phần dưỡng sinh, bất kỳ tư thế nào cũng có thể luyện tập được.
Dưng ở đây có vzấn đề về năng lực tinh thần cần được chú trọng…
Nhều người luyện tập không kể là TKC hay món nào của Á đông, ban đầu thường đều phải vzượt qua chính bản thân mình; trước hết là vzượt qua “ánh mắt” của mọi người xung quanh (nhất là người thân), của bạ bè, của đồng nghiệp – đây chẳng qua là xu thế trì trệ của xã hội mà bản thân người luyện phải vzượt qua. Và cuối cùng là vzượt qua chính rào cản tâm lý của bản thân mình.
Nếu mấy thứ nì mà người luyện không makeno được thì rất dễ bị thoái chí, khi cảm nhận về hiệu quả luyện tập không vzượt được áp lực về tâm lý…

==================================================================================

Hỏi:

Bác Đoài ơi, em bị mất khí cảm rồi Bác, lúc đầu có mà chừ tập lúc có lúc không, em đọc tài liệu thì hình như lúc đầu cơ thể em yếu nên dễ có khí cảm còn bây chừ em khỏe lên nên nó không thấy nữa… bác Đoài có tài liệu cụ thể về môn bát đoạn cẩm hay trạm trang công không cho em xin với Bác, em nghe nói tập thở xong tập trạm trang hay bát đoạn cẩm giúp nhanh có khí cảm lắm, nếu có bác gửi dùm qua mail vuanheodn@yahoo.com giúp em với, thanks bác!!!

Đáp: 

– Thứ nhất : Nhà bác đã qua một thời gian luyện tập, cơ thể đã có thể đạt trạng thái cân bằng thanh-thực. Khi nào cơ thể nhà bác đạt trạng thái đó thì trạng thái khí cảm thông thường trước đó sẽ dần mất đi. Nhưng có 4 loại cảm giác khí cảm, nhà bác không để ý nên không thấy 3 cảm giác còn lại. Nhưng khi cơ thể đã hoàn toàn đạt trạng thái cân bằng thanh-thực thì đồng nghĩa vzới việc cũng hoàn toàn không còn cảm giác khí cảm nữa, mờ đến “một ngày đẹp giời” trong trạng thái thăng hoa nhà bác sẽ “chuyển cấp” cao hơn.

Việc “khi có khi không” của khí cảm tương ứng với việc “khi có khi không” đạt trạng thái cân bằng thanh-thực. Khi nào trạng thực khí trong cơ thể cao hơn thì lại xuất hiện cảm giác khí cảm. Khi trạng thái thanh khí cao hơn thì khí cảm cũng chuyển dạng hoặc không có nữa…

Túm lợi, chuyện mất hay còn khí cảm hổng có wuan trọng ở giai đoạn nì, hổng mần cản trở chi chuyện nhà bác luyện tập tiếp cả. Có thể khí cảm hổng thấy, dưng sau mỗi lần luyện tập nhà bác vzẫn cảm thấy thơ thới nhẹ nhàng, cơ thể hông có mệt mỏi, mọi chỉ số sinh học hoàn toàn tốt,… thì hổng có chi phải lo lắng cả.

– Thứ hai : Nhà bác “nghe nói” mấy thứ Trạm Trang hay Bát Đoạn cẩm chi đó thì hỏi lợi coi người ta đã luyện TKC cùng vzới mấy thứ nớ chưa.
Cái vzụ nì dân gian kêu bằng “đứng nói nì trông núi nọ“, rùi tự mần giảm cấp độ của miềng thui.

Nhà bác có thể hỏi kinh nghiệm vzìa Trạm Trang wua nhà chú battambattu nha ! Nhà cháu chả biết chi vzìa thứ nớ, còn Bát đoạn cẩm thì nhà cháu luyện tập cách nay hơn 20 năm vzà đã bỏ lâu rùi.

– Có nhẽ dững vzấn đề trên nhà cháu có nhắc nhà bác trước rùi thì phỏng !?! Nhà bác hình dư tâm chửa tĩnh được chút nào !

==================================================================================

Hỏi:

Chào Bác Đoài!
em tập có chỗ này chưa thông lắm nhờ bác giải đáp dùm em với:
1. Trong bài thở, …vậy lúc thở em nên tập trung vào hơi thở hay là nên thả lỏng cơ thể vậy, nhờ bác chỉ bảo thêm cho em với, thanks!
2. Trong bài Quán: …
E đang tập 2 bài này thôi, đang gặp tình trạng này mà không biết giải quyết răng đây, nhờ anh!!!!

Đáp: 

Cha chả ! Đại Sư phụ đang ở trong nớ, răng nhà bác hổng “lục vzấn“, mờ lòng vzòng mần chi hè !?! :D:D:D

Cà dzỡn chút xíu nha ! Đây là dững câu hỏi rất hay, vzà rất thiết thực hổng phải chỉ cho riêng cá nhơn nhà bác !

1. Về bài Điều tức công, nhà bác tập trung chủ yếu vzô nhịp thở của miềng là chính. Vzụ phân tâm thì người mới tập hổng thể tránh khỏi. Luyện tập lâu dần sẽ wuen và khả năng tập trung cũng tăng lên. Vzấn đề cơ bổn là nhà bác phải hiểu rõ lý thuyết.
Khi luyện thở thì chỉ tập trung nghe coi hơi thở của miềng dài hay ngắn theo khả năng của mình, mình nén đã đủ chưa, mình ngưng đã thư giãn chưa và đúng thời lượng chưa,… vzậy thui. Hổng có vzụ “hình dung tưởng tượng” chi cả !
Đồng thời vzụ “thả lỏng cơ thể” cũng là yếu lĩnh không kém phừn wuan trọng. Càng thư giãn được thì càng dễ cảm nhựn, khả năng tập trung càng cao…

2. Ngược với bài đầu, Quán khí công lợi chủ yếu xài kỹ thuật “hình dung tưởng tượng“. Điều wuan trọng ở đây là phải “vzụt bỏ” tư tưởng tiêu cực “hông biết miềng có mần được hông” mờ chỉ nhất tâm vzới tư duy hình ảnh trong tâm thức “chắc chắn mình mần được“. Đừng có mang tư duy logic vzô vzụ nì mờ “hỏng hết bánh kẹo“.

3. Có một tư tưởng mờ nhà bác hay dững người mới tập cần phải “nằm lòng“. Tất các công pháp phần Dưỡng sinh của món TKCYT hoàn toàn thuận theo tự nhiên. Cụ tỷ là các công pháp đó nếu người ta hổng có luyện tập thì trong cơ thể thường ngày nó vzẫn được diễn ra. Có điều nó diễn ra theo đúng qui luật sinh học tự nhiên, đúng thời đúng khắc, “đi đúng đường hành đúng hướng” theo nguyên lý tự nhiên của Đông phương.

Còn người có luyện tập thì chẳng wua là kích phát nó hoạt động chủ động hơn, tăng cường năng lực cao hơn mờ thui.

Bởi vzậy, khi khả năng mần chủ chửa cao thì các nhà bác cứ tưởng miềng mần hổng được, thực chất nó vzẫn hoạt động dư vzậy rùi, có điều miềng chửa cảm nhận được nó mờ thui.

Nhà bác cứ yên tâm mần tới đi nha !

==================================================================================

Hỏi:

cảm ơn bác Đoài nhìu!!!
luôn tiện cho em hỏi thêm chút nhé bác:
Trong bài mp3 của Thấy hô, phần tập trung tư tưởng và thư giãn cơ thể thì em cũng hiểu sơ sơ, vd thư giãn cơ thể là thở hết ra ngưng thở thả lỏng cơ thể, tập trung tư tưởng thì như trên bác đã nói nghĩa là tập trung chuẩn bị bắt đầu hít vào, còn phần điều hòa hô hấp và hơi thở tự nhiên em chưa phân biệt rỏ ràng lắm, em cứ nghĩ 2 cái này giống nhau, vd điều hòa hô hấp là thở bình thường để cơ thể bình thường lại, hơi thở tự nhiên cũng vậy lun hả bác? bác giải thích cho em với!

Đáp: 

Vzụ “thư giãn cơ thể” được hiểu là thư giãn cơ bắp xương cốt và cả thần kinh nữa. Vzụ nớ hông chỉ riêng cho khi “ngưng thở” mờ kể cả khi “điều hòa hô hấp“…

Hơi thở tự nhiên” chỉ là trạng ngữ cho vzụ “điều hòa hô hấp” mờ thui. Nghĩa là điều hòa theo cái tự nhiên sẵn có thường ngày, nếu có khác thì chỉ là “sâu” hơn một chút, “dài” hơn một chút, “chậm” hơn một chút, và “nhẹ êm” hơn một chút.

Mục tiêu của vzụ “điều hòa hô hấp, hơi thở tự nhiên; sâu, đều, chậm, nhẹ nhàng” nhằm đưa cơ thể vzô “trạng thái khí luyện“, hoặc đưa cơ thể từ trạng thái đó trở lại bình thường.

Tốt nhứt là nhà bác ráng hiểu cho kỹ lý thuyết và thực hành, rùi tự miềng xây dựng một bộ “mật lệnh” của riêng mình cho từng công pháp, theo đúng nguyên lý và nguyên tắc thì sẽ hiệu quả hơn nhều !

==================================================================================

Hỏi:

Kính thưa các bác đi trước cho em hỏi một chút .
Em đã tập bài Điều tức công được gần 1 tháng rồi, ngày tập 2 lần (theo hướng dẫn trên forum), Em có 1 số thắc mắc muốn được các bác giúp đỡ.
1. Hơi thở 4 thì hình vuông em tập thở bắt đầu từ 6s và nay tăng lên được khoảng 9s thì hay bị đuối ở thì cuối (ngưng thở), còn 3 thì kia vẫn ổn . Điều đó làm cho quá trình thở hay bị phân tâm. Nhưng khi thử đếm chỉ đến 7s ở thì cuối (3 thì kia vẫn đếm 9s)thì em thấy việc thở của mình vẫn được nhẹ nhàng và êm gần như khi thở mỗi thì 7s. Vậy em có nên tiếp tục tập thở như vậy cho đến khi được hình vuông 9s hay phải quay lạii với mức 7s ?
2. Thời gian mỗi lần tập của em khoảng 20-25phút , nhưng thường thì đến khoảng phút thứ 6-7 hay xảy ra tình trạng tiết nước bọt ra nhiều . Để yên ko nuốt thì ko sao nhưng khi nó tiết ra nhiều quá buột phải nuốt, có khi nhiều đến mức phải nuốt 4-5 lần mới thấy dễ chịu. Mà như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thở sâu , đều, chậm . Cho em hỏi như vậy là hiện tượng tốt hay xấu , em phải làm gì để nước bọt ko tiết ra nữa ?
Mong các bác vui lòng giúp em với , em xin cám ơn các bác nhiều

Đáp: 

1. Bạn đừng quá chú trọng tới số lượng (thời gian), điều quan trọng là bạn có thấy thoải mái ko, có thư giãn ko, có nhẹ nhàng ko? hãy kiên trì, khi nào hơi thở tốt tự nhiên sẽ đạt được các con số nói trên.
2. Tiết nước bọt như vậy là tốt, khi nước bọt tiết ra nên nuốt vào nhẹ nhàng.

==================================================================================

Hỏi:

Em cám ơn bác BacTamBacTu nhiều nhé . Đúng là khi ko “quan trọng hóa” về thời gian các thì nữa thì việc thở trở nên dễ dàng hơn. Cho em hỏi thêm về việc nuốt nước bọt . Em ko thể nuốt nhẹ nhàng đơn giản như bác nói được vì thường thì phải nuốt 3-5 lần liên tục mới thấy dễ chịu được vì nước bọt tiết ra nhiều lắm. em chỉ mong làm sao cho nước bọt đừng tiết ra nữa để quá trình tập thở ko bị ảnh hưởng. Nhờ bác tư vấn giúp em rỏ hơn nhé. Một việc nữa là em ko thể ngồi tư thế kiết già hoặc bán già được vì 2 gối em bị cứng khớp , em chỉ có thể ngồi ở ghế hoặc khá lắm là ngồi bệch duỗi chân dưới đất. Ngồi tư thế như vậy chắc là khó tập luyện cho tới nơi tới chốn phải ko các bác ? Mong các huynh vui lòng hướng dẫn , em cám ơn các huynh nhiều.

Đáp: 

Chào bạn,
Nước bọt tiết ra nhiều, khi nuốt xuống rất có lợi, nhất là vấn đề tiêu hoá. Tất nhiên nuốt nhẹ nhàng ko dễ, cứ nuốt từng ít một thôi, tập lâu dần thì sẽ quen.
Tạm thời ko ngồi khoanh chân được thì bạn cứ ngồi trên ghế (hoặc cứ ngồi như bạn thích), như thế càng dễ thông khí toàn thân. Mình biết nhiều cụ mười mấy năm nay chỉ ngồi ghế mà tập – vẫn ngon lành.

Về lâu dài thì bạn nên kết hợp thêm các động tác tập động, xoay khớp nhẹ nhàng, để có thể dần dần ngồi khoanh chân được.

==================================================================================

Hỏi:

Bác Đoài và các bác cho em hỏi 2 câu hỏi sau về việc phân bổ tập luyện các bài luyện của chương trình cơ bản ạ:
– Bài Thanh hoả pháp có nên tự tập thường xuyên, hằng ngày không ? Lâu dài có sợ bị om hoả kết nhiệt không?
– Các bài luyện trong chương trình cơ bản nên phân bổ luyện tập như thế nào? Tầm quan trọng của các bài luyện so sánh với nhau thế nào. Hiện tại thì em biết là bài Nội chu thiên là một bài quan trọng và nên tập thường xuyên suốt đời.
Mong các bác giúp em ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Đáp: 

rước hết nhà bác nên phân biệt rõ “dư lào” là TẬP, rùi “dư lào” là LUYỆN.
– TẬP là chỉ quán theo quy trình của công pháp, dưng không vzận khí. Mục đích là để tạo thói quen, rùi nâng dần thành kỹ năng.
– LUYỆN là khi đã có thói quen hoặc kỹ năng rùi thì cứ vzậy mớ mần và đồng thời có vzận khí.

Một trong dững nguyên tắc luyện khí : nghĩ thì không luyện (tập), luyện thì không nghĩ (theo thói quen hoặc kỹ năng)

Cụ tỷ của nhà bác thì vzới Thanh Hỏa pháp, nếu TẬP thì cứ “vzô sờ tứ”. Dưng khi LUYỆN thì phải có cữ, mờ cái cữ nớ thì tự nhà bác lần mò ra thui. Giả tỷ đang ở giai đoạn đưỡng sanh thì nên luyện thuận (giời nóng há miệng mừ luyện Chưn hỏa thì có mờ thành “tay nhặt lá chân đá ống bơ“),…

Ở giai đoạn dưỡng sanh thì nỏ có thể nói là bài mô quan trọng hơn bài mô, bị cái chúng là cả một hệ thống tương ứng vzới các chu trình sinh học tự nhiên trong cơ thể người ta. Mừ các chu trình nớ hoạt động tổng hòa vzới nhau. Vzậy thì nhà bác “bẩu nà” chu trình mô quan trọng hơn chu trình nào !?!
Vzướn đề là nhà bác trong từng thời đoạn, tự xác định coi chu trình nào trong cơ thể miềng chưa đồng bộ với tổng thể để tập trung vzô hắn. Mần được vzụ nớ, nghĩa là nhà bác đã nắm được răng là “chiến lược dưỡng sanh” rùi đọ !

==================================================================================

Hỏi:

Hiện nay sau khi tập lượng khí trong người của em rất sung gây nóng toàn thân
Nhân đốc đã thông. Hiện tượng nóng rát bắt đầu xuất hiện chủ yếu là Đan điền, mệnh môn và Chân Tay. Nếu xả bớt thì chọn bài nào để xả hiệu quả nhất

Đáp: 

Có lẽ nên dùng Thập chuyển khí pháp.
Thực ra bất cứ bài nào cũng xả được: Trong Nội chu thiên, khi kích thích tạng xong phải xả ra…
Còn nữa: điều quan trọng là ko được dụng ý thái quá, phải thư thái, nhẹ nhàng, ko được ép khí, thúc ép khí sẽ làm khí bị hao tán, tuy thấy nóng mà ko được lợi gì, chỉ có hại.

==================================================================================

Hỏi:

Chào các bác,cho e hỏi về luyện thanh khí công với ạ,ví dụ em bị viêm lợi,thì quy trình luyện để chữa bệnh viêm lợi sẽ bắt đầu và kết thúc như nào ạ? em có đọc lí thuyết về thanh khí công mà chưa hiểu được rõ ràng lắm ạ.

Đáp: 

Để luyện tập thanh khí công, trước hết các nhà bác phải tìm hiểu cụ tỷ vzìa cấu tạo cơ thể theo quan niệm của Đông y (tạng, phủ, hệ, khiếu), xác định rõ vị trí cũng như hình dáng của mỗi bộ vị “dư lào” ! Vzụ nì bi chừ hỏi Mr. Google thì có đầy, thậm chí có cả hình 3D động nữa.
Sau đó mới vzận dụng nguyên lý, nguyên tắc và phác đồ thanh xả cho mỗi vùng cần tác động (VCTĐ) hoặc thanh xả tổng hợp. Thanh xả chỗ mô thì hình dung hình ảnh vùng nớ thật rõ ràng.

Trường hợp cụ tỷ của nhà bác là viêm lợi, mờ răng lợi hầu họng là khiếu của Tâm bào lạc. Trước hết nhà bác thông xả Tâm bào lạc cho ngon, sau đó vzận khí Đan Điền tụ Tâm bào lạc, kích sinh Tâm bảo khí. Quán dẫn Tâm bào khí lên tụ nóng rực ở vùng lợi đau, há miệng xả thẳng ra ngoài. Rùi từ từ ngậm miệng như cũ, tiếp tục vài vòng dư vzậy…
Sau khi thanh xả đỡ đau rùi thì dưỡng vùng lợi đó với Tâm bào lạc vzài vzòng cho cân bằng ổn định

Lưu ý rằng, lợi và tủy răng liền kề nhau. Nên sau khi thanh xả và dưỡng vùng lợi đau, cần vzận Thận khí lên tụ dưỡng vào tủy răng. Nếu không làm tốt vzụ nì, thì chỉ mươi lăm lần thanh xả lợi dư vzậy thì sẽ “Chào nhé ! Răng đi, lợi ở lại một mình“, riết rồi thành móm !

==================================================================================

Hỏi:

Các bác cho em hỏi, em hay bị nóng trong người, vậy nên tập bài tập nào để hạn chế bị nóng, táo.
Cám ơn các bác.

Đáp: 

Nóng trong” là dân gian ngôn từ, đa phần là do thể trạng “can hỏa vượng” và “tâm thận bất giao“.

Khí công dưỡng sinh không chỉ có 1 bài luyện cho trường hợp nào đó, mà có một hệ thống bài luyện.Bởi đã có tổn thương ở chỗ nào đó thì toàn bộ nội tạng đã mất cân bằng năng lượng rùi !
Nhà bác chủ yếu cần “thanh xả” nội tạng, rồi “dưỡng khí” toàn bộ; tập trung hơn chút vào phương thức “cân bằng Tâm Thận

 

Gửi phản hồi