Kinh nghiệm tập luyện Tĩnh khí công

Kinh nghiệm của những người MỚI TẬP – Số 1

Hỏi: Một bài tập hàng ngày có phải tập tất cả theo trình tự: “Thở -> Quán -> Nhập -> Sinh -> Thanh -> Dưỡng” không ? hay cụ thể như thế nào ? Xin hướng dẫn cụ thể giùm.

Đáp:  Đây là 6 bài tập, ứng với từng cấp độ khác nhau.

1. Mới học thì phải tập thở cho thành thạo, có thể dành vài tuần hoặc vài tháng (hoặc lâu hơn) cho bài này. Đây là bài tập cực kì quan trọng Như mình bây giờ hàng ngày vẫn phải dành thời gian buổi sáng để tập thở, chiều hoặc tối thì dành cho bài khác.

2. Tập thở tương đối thạo thì chuyển sang kết hợp với Quán (tập cảm nhận khí, dẫn khí). Tuỳ từng người mà có thể mất một hoặc vài tuần.

3. Quán quen rồi thì kết hợp với Nhập khí (Thu khí từ bên ngoài vào cơ thể rồi dẫn đi).

Yêu cầu về bài này cũng gần giống với bài Quán, tức là cần tập cho thật quen. Như mình thì mất vài tuần.

4. Nhập khí quen rồi thì phải tìm cách chuyển hoá ngoại khí đó thành loại khí phù hợp hơn với cơ thể. Đó là Sinh khí đan điền. Đây là bài tập cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho hầu hết các bài tập về sau. Vì vậy cần tập thật kiên trì (đều đặn hàng ngày).

Rất nhiều bài tập sau này sử dụng bài Sinh khí công để khởi động (độ 10 -> 15 phút) sau đó mới tập vào nội dung chính.

5. Tập Sinh khí tốt rồi thì tuỳ theo mục đích mà lựa chọn các bài tiếp theo:

+ Tập Thanh khí công để chữa bệnh cho mình

+ Tập Dưỡng khí công để dưỡng sinh, tăng sức khoẻ

– Nếu cơ thể có bệnh (cấp) thì tập Thanh nhiều, Dưỡng ít.

– Nêu cơ thể bớt bệnh thì tập Dưỡng nhiều, Thanh ít.

Các bài Nội chu thiên và Tiểu chu thiên cũng là những bài có tác dụng dưỡng sinh và chữa bệnh.

Nếu chú ý thì sẽ thấy bắt đầu của một bài Tĩnh khí công luôn là tập thở. Thở 1 lúc rồi quán thu khí thông xả. Sau đó thu khí vào Đan điền (sinh khí), rồi dẫn đi theo một quy tắc nào đó (tuỳ từng bài).

==================================================================================

Hỏi:

Tập cái phần Điều Tức công này như thế nào được coi là thành công và đến lúc nào thì chuyển sang Quán Khí công?

Đáp:

Tập Điều Tức công thì khi nào nhịp thở đạt được sâu – đều – chậm một cách tự nhiên là ổn (nếu thở 4 thì thì mỗi thì khoảng 10-15 giây: con số này chỉ để tham khảo). Yêu cầu:+ Thở nhẹ nhàng êm ái (ko phát ra tiếng rít gió – thở như rùa thở)

+ Không có sự gượng ép, cố sức (ko cố ý dùng tới các cơ ở ngực và bụng, để nó tự nhiên)

+ Nói là có các thì, nhưng giữa các thì ko được có sự phân cách rạch ròi (hơi thở vẫn phải liên tục khi chuyển đổi giữa các thì).

Nói chung cũng khó đấy, ngay mình bây giờ cũng chưa đạt được thở tốt thực sự.

==================================================================================
Hỏi:
Tôi đang tập thở 4 thì. Kết quả Thở : ban đầu thì dài được 10s, sau bị ngắn hơn <7s, nhất là thì 4 rất khó nín lâu. Nguyên nhân và kinh nghiệm thở thế nào xin chỉ giáo.
Đáp:
^^ Bạn lại mắc phải “căn bệnh thành tích” rồi. Vấn đề chính không phải là hơi thở dài bao nhiêu giây, mà là bạn có thấy thoải mái không? rồi dần dần mới điều chỉnh hơi thở từng chút, từng chút để đạt được sâu – đều – chậm. Có thể ban đầu bạn chỉ thở được ngắn (chừng 3, 4 giây) – hãy chấp nhận điều đó, rồi tăng dần nó theo thời gian.Ban đầu lấy thời lượng của thì ngắn nhất làm chuẩn, luyện thở 4 thì theo chuẩn đó. Khi đã thuần thục, bắt đầu tăng dần thời lượng lên đều cả 4 thì. Không nên cố gắng quá sức, khả năng là 10 phần thì chỉ cố đến 7-8 thôi, nhưng 7-8 phần của ngày hôm nay (hoặc tuần này) dài 7-8 phần của ngày hôm qua (hoặc tuần tước). Chỉ cần dài hơn 1s mỗi thì cũng là quí lắm rồi. Càng nhiều công phu thì càng có hiệu quả cao.

==================================================================================
Hỏi:
Vấn đề là nếu chỉ lấy theo thì ngắn nhất (ví dụ là ngưng thở – thì4) khoảng 3-4S thì không đủ đến hít vào sâu một cách chậm từ từ mà phải hít nhanh mới kịp, do vậy thì 1 – hít vào thì thường là đạt được dễ dàng 10s ngay, thì 2 – nín lại 10s cũng dễ, thì 3 – thở ra chậm 10s cũng còn được nhưng thì4 là hơi khó
Đáp:
Dư vậy, có thì cần chậm và có thì cần nhanh. Vzậy mới phải luyện tập, chớ mới nhào vzô mờ đã ngon lành thì chỉ có là “thần đồng” thui !
Điều qua trọng của Điều tức công là làm sao ổn định được nhịp thở 4 thì (còn gọi là nhịp thở hình vuông).
Ngày hôm nay mỗi thì chỉ có 3-4s, ngày mai sẽ là 5-6s,… cứ như vậy để bước đầu đạt được mỗi thì 10s là OK.
==================================================================================
Hỏi:
Em có một thắc mắc mong các bác chỉ giáo giúp.
Em đang theo học lớp cơ bản của Thầy, trong quá trình học em tự cảm thấy kết quả luyện tập khá tốt. Nhưng mấy hôm nay tự nhiên thấy trong miệng ngòn ngọt như mới “ngậm kéo mút” xong! Lạ quá nhưng chưa đến lớp để hỏi được, rất mong các bác cho ý kiến!
Đáp:
Nhà bác học thứ 2 hay thứ 3 ?Hiện tượng này cũng không hiếm, nhất là đối với người trẻ tuổi (U30 trở xuống).
Đối vzới một số môn pháp khác, người ta gọi đó là “quỳnh tương ngọc dịch“. Chớ bỏ phí, nước bọt lúc này của nhà bác có tác dụng rất tốt vzới Tỳ Vị.

Chứng tỏ nhà bác luyện tập siêng năng và có hiệu quả ! Xin chúc mừng !

==================================================================================
Hỏi:
Đúng là càng tập thì càng hiểu ra vấn đề, lúc trước khi mới tập em đã đọc qua kinh nghiệm tập luyện của các bác đi trước rồi nhưng vẫn không hiểu hết ý nghĩa trong mỗi bài viết của mấy bác…
bây giờ đọc lại cảm thấy hiểu thêm nhiều điều… đúng như bác caonguyen nói cứ nhúng vào rồi mới hiểu, riêng cái việc tĩnh tâm không mà em thấy nó rất quan trọng, em mới phát hiện cái chuyện này, mỗi lần tập thở càng tĩnh tâm thì thở càng hiệu quả…
Đáp: 
Nếu dư nhà bác đã đọc kinh Kim Cương thì chắc sẽ biết câu “ưng vzô sở trụ nhi sinh kỳ tâm“… Câu nớ cũng có thể áp dùng vzìa trường hợp của nhà bác lúc nì.Việc tĩnh tâm được hay không, ban đầu lại chính là phải tập trung vào một cái gì đó. Với TKC, ban đầu luyện tập thì tập trung vào sự hô hấp (hơi thở) của mình là điều quan trọng. Tập trung cao độ vào hô hấp để loại bỏ tạp niệm trong đầu, tập trung cao độ vào hô hấp để loại trừ những ảnh hưởng tác động từ bên ngoài (chủ yếu là âm thanh).

Trước hết là loại bỏ tư duy logic mà áp dụng tư duy hình ảnh, vì áp dụng tư duy hình ảnh sẽ là cho hoạt động thần kinh dễ tập trung hơn. Khi không còn tư duy logic thì ảnh hưởng bên ngoài tác động tới ta sẽ mặc kệ và không phân tích, như vậy nó sẽ triệt tiêu luôn. Bất kể sự nóng lạnh, gió lay, hay âm thanh… đưa tới ngũ quan đều bị triệt tiêu dư vzậy thì nhà bác lại không tĩnh tâm được thì mới là kỳ đó.

==================================================================================
Hỏi:
ủa, vậy là em kết hợp với quán được rồi hả bác Đoài, e thở chưa được 10s nên vẫn cứ thở miết mà không dám tập thêm cái chi, hehehe…
Mới đầu em định chờ Thầy ra ĐN rồi mới học các bài tiếp theo, nhưng luyện thở mà da đầu cứ căng căng thấy cũng gay quá…
À bác Đoài ơi,lúc nhắm mắt luyện em cứ thấy có 1 chấm nhỏ nhỏ ngay giữa trán, màu sắc thì không rỏ lắm, lúc thấy giống màu vàng lợt,lúc giống màu đỏ nhưng mờ nhạt và không rỏ,có lúc nó sáng lên nữa, đây là khí quang phải không bác?
Đáp:
Nhà bác cứ kiên trì vzậy là quí lắm đá. Con rùa cứ lầm lũi mờ đi, dưng nó lại vzìa đích trước con thỏ !


À bác Đoài ơi,lúc nhắm mắt luyện em cứ thấy có 1 chấm nhỏ nhỏ ngay giữa trán, màu sắc thì không rỏ lắm, lúc thấy giống màu vàng lợt,lúc giống màu đỏ nhưng mờ nhạt và không rỏ,có lúc nó sáng lên nữa, đây là khí quang phải không bác?

Chúc mừng chúc mừng ! Dưng nhà bác cứ makeno makebono makemano, cứ mần siêng luyện tiếp đi

==================================================================================
Hỏi:
Hôm qua em luyện thở gặp tình trạng đã lắm bác: e đang ngồi thư giãn tĩnh tâm tự nhiên e thấy người nhẹ nhàng hẳn, tai nghe như không nghe vậy, thở nhẹ nhàng kinh khủng, cảm giác như khi đó hơi thở ưa kéo dài bao nhiêu cũng được hết á, lần đầu tiên e thấy người sung sướng như rứa đó, Bác có hay gặp tình trạng này không? hehehe
Đáp:
Rứa là nhà bác đã gặp được dững phút thăng hoa đầu tiên. Điều nớ quí giá lắm đa. Nó là tiền đề cho quá trình sau nì.
Chỉ xin nhắc nhà bác một điều : mần kiểu chi cũng hổng được để rơi vào trạng thái vzô thức !
Thây kệ nó đi tới đâu thì tới, dưng khi mô cùng phải tự mần chủ thần thức của của miềng.
==================================================================================
Hỏi:
Còn bài Quán khí em luyện thấy có chỗ không hiểu lắm bác, như khi Hít vào em quán khí từ đỉnh đầu xuống bụng dưới nhưng em không biết là quán điểm đầu với điểm cuối thôi hay là quán cả đường đi cho nó nữa bác? trong lúc dẫn nó đi em chẳng cảm nhận được nó ở đâu hết bác, nhiều lúc tư tưởng của e đến bụng dưới rồi nhưng cảm giác nó chưa đến vì không thấy gì. :D Các có kinh nghiệm luyện Quán gì truyền cho em với!!! HEHEHE
Đáp:
Nhà bác coi kỹ lợi lý thuyết, phải thấu đáo răng là “quán hành“, răng là “quán tụ” ! Khi tập “quán hành” thì nhà bác chú ý tới đường đi của khí, khi tập “quán tụ” nhà bác chú ý tới vị trí tụ khí. Khi đã “ngon lành cành phở” thì phối hợp “quán hành” vzới “quán tụ“, tới hồi muốn hắn đi đường mô thì hắn đi đường nớ, muốn hắn tập trung ở mô thì hắn tụ tại nớ là OK.Còn chuyện “thấy gì” thì phụ thuộc vzô khả năng khí cảm của nhà bác. Thường thì chỉ cần có một trong bốn hiện tượng khí cảm là đã OK rùi ! Ban đầu luyện tập thì phải “lấy khí dẫn ý” (quán theo hô hấp của miềng), khi tới công phu thì mới “lấy ý điều khí” (cảm nhận khí đã rõ thì chỉ tập trung chủ động quán dẫn khí mờ không quan tâm đến nhịp hô hấp, vì khi đó hơi thở đã trờ thành phản xạ tự nhiên rùi)

Chúc nhà bác chuyên cần !

Còn tiếp…….

Gửi phản hồi