Nhập môn tĩnh khí công

Bài 6 – THANH KHÍ CÔNG ỨNG DỤNG

 

1. Những vấn đề cần lưu ý khi ứng dụng cụ thể như sau:

– Hiểu rõ và nắm chắc được quy luật ngũ hành sinh khắc (theo quan niệm của Đông y).
– Ứng dụng quy luật ngũ hành để mô hình hóa, xác định được quan hệ sinh khắc giữa các tạng đối với tạng chủ; nắm rõ cái nào là sinh tạng và tạng sinh, cái nào là khắc tạng và tạng khắc. Và tự mình lập ra được mô hình với từng tạng chủ.

 

 

– Tự xem xét thể trạng của chính mình để xác định bộ vị nào là cấp chứng, bộ vị nào là mạn chứng,… từ đó ứng dụng phác đồ theo các mô hình đã xác lập ở trên mà luyện tập cho hợp lý.
– Nắm rõ mối liên hệ của ngũ tạng theo Lục Khí đồ : Phế – Tỳ – Tâm – Thận – Tâm Bào – Can.

2. Vận khí điều trị theo trạng bệnh

Khi ứng dụng quy luật ngũ hành (theo Đông y) đối với Thanh khí công ứng dụng, để cho dễ hiểu và dễ nhớ, cần mô hình hóa các phác đồ thanh khí dưới đây thành mô hình tổng hợp. Sau đó vzận dụng các quy luật sinh hóa và khắc chế của ngũ hành để ứng dụng cho từng trường hợp thanh khí trị bệnh.

2.1. Cấp chứng

Phác đồ chung : Đan điền => Tạng chủ => Sinh tạng => Xả
• Thuộc Can : Đan điền => Can => Thận => Xả
• Thuộc Tâm : Đan điền => Tâm => Can => Xả
• Thuộc Tỳ : Đan điền => Tỳ => Tâm => Xả
• Thuộc Phế : Đan điền => Phế => Tỳ => Xả
• Thuộc Thận : Đan điền => Thận => Phế => Xả

2.2. Mạn chứng

Phác đồ chung : Đan điền => Khắc tạng => Tạng chủ => Xả
• Thuộc Can: Đan điền => Phế => Can => Xả
• Thuộc Tâm: Đan điền => Thận => Tâm => Xả
• Thuộc Tỳ: Đan điền => Can => Tỳ => Xả
• Thuộc Phế: Đan điền => Tâm => Phế => Xả
• Thuộc Thận: Đan điền => Tỳ => Thận => Xả

2.3. Tạp chứng

Phác đồ chung : Đan điền => Khắc tạng => Tạng chủ => Sinh tạng => Xả
• Thuộc Can: Đan điền => Phế => Can => Thận => Xả.
• Thuộc Tâm: Đan điền => Thận => Tâm => Can => Xả.
• Thuộc Tỳ: Đan điền => Can => Tỳ => Tâm => Xả.
• Thuộc Phế: Đan điền => Tâm => Phế => Tỳ => Xả.
• Thuộc Thận: Đan điền => Tỳ => Thận => Phế => Xả.

Lưu ý: Nếu bệnh có ở cả ba tạng (Ví dụ: Tim bị huyết áp cao, phải chữa cả thận, đau lưng và gan nhiệt), thì áp dụng như tạp chứng.

3. Thanh khí tổng hợp :

Hoặc khi bị bệnh thường người ta bị nhiều chứng một lúc, các chứng này đều có liên quan (theo ngũ hành sinh khắc), cho nên phải đồng thời chữa trị cùng lúc.
Nói một cách khác, cả cơ thể là một khối thống nhất, cần phải tác động đầy đủ, sự thống nhất của cơ thể quy về sự đồng bộ của ngũ tạng theo Lục Khí đồ. Hoặc trường hợp không có chứng trạng rõ ràng (không có biểu hiện bệnh phát, không xác định được vùng cần tác động) thì sử dụng thanh khí toàn bộ tạng phủ.
Phác đồ cơ bản : Đan điền => Tạng chủ => Phủ tương ứng => Đường thông (theo Phủ) => Xả
Tuần tự như sau :
– Đan điền => Phế => Xả;
Đan điền => Phế => Đại tràng => Xả.
– Đan điền => Tỳ => Xả;
Đan điền => Tỳ => Vị => Xả.
– Đan điền => Tâm => Xả;
Đan điền => Tâm => Tiểu tràng => Xả.
– Đan điền => Thận => Xả;
Đan điền => Thận => Bàng quang => Xả
– Đan điền => Tâm bào => Xả;
Đan điền => Tâm bào => Tam tiêu (Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu) => Xả.
– Đan điền => Can => Xả;
Đan điền => Can => Đởm => Xả.

4. Phương pháp xác định dạng bệnh khí và thời gian tự điều trị

Theo sự vận hành của Lục Khí đồ chúng ta có thể đưa ra phương pháp trị liệu đơn giản và hiệu quả như sau:

4.1. Trạng thái khí :

Theo Đông y, khí có ba trạng thái hoạt động như sau :
– Vượng : Là khí tập trung nhiều và mạnh.
– Suy : Là khí tán đi và yếu.
– Hư : Là rối loạn, trạng thái không ổn định.

4.2. Xác định dạng bệnh :

Chúng ta xác định dạng bệnh như sau:
– Đau nặng ở giờ vượng là bệnh vượng.
– Đau nặng ở giờ suy là bệnh suy.
– Đau nặng ở giờ hư là bệnh hư.

4.3. Nguyên tắc điều trị :

Chúng ta luyện khí điều trị như sau:
– Bệnh vượng chữa giờ suy.
– Bệnh suy chữa giờ vượng.
– Bệnh hư chữa giờ hư.

4.4. Xác định trạng thái vượng, suy, hư của hoạt động khí theo tạng phủ :

Căn cứ theo tạng phủ ta sẽ biết trạng thái hoạt động của khí vượng, suy, và hư tại giờ nào.
Căn cứ theo giờ ta sẽ biết tạng phủ nào cần theo dõi sẽ mạnh (vượng), yếu (suy), loạn (hư) lúc nào để điều trị và phòng chống.

Qua biểu trên rõ ràng hoạt động khí được vận hành theo Lục khí đồ, và các trạng thái biến chuyển của chúng theo quy luật ngũ hành sinh khắc (tứ hành xung) :
– Khí vượng tại Tạng thì đồng thời  tại phủ. Sau giờ vượng là đến giờ suy.
– Giờ vượng đối với giờ suy theo quy luật “tứ hành xung
– Trạng thái “khí hoạt” tại tạng phủ theo trình tự của Lục khí đồ, khởi từ Phế (kim).

4.5. Xác định dạng bệnh theo giờ:

Căn cứ theo giờ ta sẽ biết thời gian và dạng bệnh ở đâu. Căn cứ theo vùng cần theo dõi ta sẽ biết thời gian và dạng bệnh để điều trị và phòng chống.
Bệnh vượng tại giờ trước, sẽ suy tại giờ sau. Bệnh vượng và bệnh suy vẫn theo quy luật “tứ hành xung

P/s : Tạng chủ = tạng căn = bản tạng; là những cách gọi tên khác nhau của của tạng đang được xem xét hoặc lấy làm gốc để sử lý.

Gửi phản hồi