Nhập môn tĩnh khí công

BÀI 5 – THANH KHÍ CÔNG CƠ BẢN

 

 

1. Thanh khí công là gì ?

Thanh khí công là bài luyện vận khí tự chữa bệnh.
Cơ thể người ta dù cho khỏe mạnh hay đau yếu đều tồn tại các chất oxy hóa và các chất có gốc tự do (Đông y và Khí công gọi là trược khí), đó là các chất gây rối loạn các chu trình sinh học tự nhiên cũng như nguồn gốc của các bệnh kết tụ.
Và như vậy vùng bệnh dù do bất kỳ nguyên nhân nào, ở bất kỳ trạng thái nào, đều tồn tại hư khí, bệnh tật, chúng ta cần phải thông – xả chúng ra khỏi cơ thể.
THÔNG là tạo ra sự vận hành thông suốt của khí, tránh gây bế tắc, sinh bệnh.
XẢ là bỏ hư khí, bệnh tật ra ngoài.

 

2. Hệ thống thông xả

Hệ thống Thông – Xả đơn giản được xác định vị trí như sau:
• Các bệnh ở vùng ngực và tay:
Đường thông là mặt trong cánh tay, vị trí xả là lòng bàn tay, ở bên nào thông xả bên đó, ở giữa thông xả ra cả hai tay.
• Các bệnh ở vùng bụng và chân:
Đường thông là mặt trong chân, vị trí xả là lòng bàn chân, ở bên nào thông xả bên đó, ở giữa thông xả ra cả hai chân.
• Các bệnh ở vùng lưng và đầu:
Đường thông là mạch Đốc, vị trí xả là Bách hội.

3. Luyện Thanh khí công

Luyện Thanh khí công theo các bước như sau:
3.1. Khởi động: Thở 4 thì, rồi Nhập khí công và Sinh khí công một lúc cho cảm nhận rõ ràng, nhất là ở Đan điền.
3.2.Tập trung Bách hội, đọc mật lệnh “thu khí chữa bệnh” vài lần cho cảm nhận rõ ràng.
3.3. Từ từ hít vào, quán dẫn khí theo mạch Nhâm xuống Đan điền.
3.4. Tập trung Đan điền, nén hơi, đọc mật lệnh “sinh khí chữa bệnh” vài lần, cố một chút cho nóng rõ hơn.
3.5. Từ từ thở ra một ít, quán dẫn khí từ Đan điền tới vùng bệnh.
3.6. Ngưng thở, nén hơi, tập trung vùng bệnh, đọc mật lệnh “tụ khí chữa bệnh” vài lần, cố một chút cho thật nóng.
3.7. Thở nốt ra, dẫn hư khí, bệnh tật ra đường thông, ra tới vị trí xả.
3.8. Tập trung vị trí xả, ngưng thở, đọc mật lệnh “xả khí bệnh” vài lần, cố một chút cho có cảm giác xả tốt.
Lặp lại từ bước 2 vài lần cho có cảm giác ở vùng bệnh và cơ thể nóng tốt, đồng thời cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.

4. Ứng dụng cụ thể : Vận khí chữa bệnh căn

Mỗi bệnh tật trong cơ thể đều có thể quy về căn gốc là ngũ tạng như sau:
• Các bệnh thuộc tạng Tâm (tim): Cơ tim, van tim, huyết chất, huyết mạch, ruột non, lưỡi.
• Các bệnh thuộc tạng Tâm bào (màng bao tim): màng mỡ bao quanh tim, hệ mạch vành, quai động mạch chủ, huyết áp, thượng tiêu (vùng giữa ngực), trung tiêu (vùng giữa bụng), hạ tiêu (vùng giữa bụng dưới), cảm sốt, nóng lạnh, viêm nhiễm, răng lợi, hầu họng…
• Các bệnh thuộc tạng Can (gan): Các chứng về gan, viêm gan, sỏi mật, mật, gân, chuột rút, mắt, hông sườn…
• Các bệnh thuộc về tạng Tỳ (lá lách): Lá lách, dạ dày, tiểu đường, tiêu hóa, cơ thịt, mũi, viêm mũi…
• Các bệnh thuộc về tạng phế (phổi): Phổi, cuống phổi, hô hấp, hen suyễn, đại trường, táo bón, trĩ, da…
• Các bệnh thuộc về tạng Thận: Các chứng về Thận, sỏi thận, viêm thận, bàng quang, tiền liệt tuyến, cột sống, khớp, xương, tai…

Phác đồ vận khí theo tạng căn như sau:
Đan điền –> Tạng căn –> Vùng bệnh –> Đường thông (tương ứng vùng bệnh) –> Vị trí xả

LƯU Ý :

Để phục vụ cho việc hình dung quán tưởng trong luyện tập, cần nắm được vị trí và hình dạng của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Đó là cơ sở để luyện tập “Thanh khí công” nói chung.

Gửi phản hồi