Nhập môn tĩnh khí công

Bài 3 – QUÁN KHÍ CÔNG

 

 

I. Quán khí công

Luyện khí công điều cốt yếu là dùng ý để điều được khí, chính vì vậy cần phải luyện Quán khí công. Quán khí công có ba giai đoạn là:

 

1.Cảm nhận:

Cảm nhận một cách tự nhiên các cảm giác khác lạ về khí, dù chưa rõ ràng. Có thể gọi giai đoạn này là “hình như“.

2. Phân biệt

Dùng sự hình dung tưởng tượng để phân biệt tương đối rõ ràng các cảm giác về khí. Giai đoạn này đã quen với cảm giác “khí cảm“, nhưng chưa hoàn toàn chủ động về nó, có thể gọi là giai đoạn “có lẽ

3. Chủ động

Dùng ý niệm chủ động tạo ra cảm giác có mục đích về khí. Lúc này người luyện hoàn toàn chủ động với các cảm giác “khí cảm“; dẫn là chạy, tụ là rõ, muốn nóng là nóng, muốn mát là mát… Có thể gọi giai đoạn này “chắc chắn“.
Ba giai đoạn này sẽ lặp đi lặp lại đối với quá trình luyện “thực” và “thanh

Các cảm nhận cảm giác về khí, dựa trên tính chất hoạt động của khí theo từng mức độ như sau:
– Cảm giác động khí: Ứng với giai đoạn cảm nhận là cảm giác khi thay đổi như tê tê, như nóng nóng, như căng tức, như xoay đảo. (1)
– Cảm giác hành khí: Ứng với giai đoạn phân biệt là cảm giác rõ ràng về tính chất của khí khi vận hành trong cơ thể.
– Cảm giác khí hóa: Ứng với giai đoạn chủ động là cảm giác được sự chuyển hóa của khí (biến vi hoạt dụng), tức là sự phản ứng của khí trong cơ thể, đồng thời chủ động tạo ra cảm giác có lợi cho mục đích của cơ thể.

4. Nói tóm lại quán khí là QUÁN TƯỞNG VẬN HÀNH KHÍ.

Quán là sự tập trung tư tưởng và hình dung tưởng tượng (ban đầu) bao gồm:
• Tụ quán: Là tập trung suy nghĩ vào một vùng hay một điểm trên / trong cơ thể.
• Hành quán: Là tập trung suy nghĩ dẫn theo hướng hay một đường (kinh mạch).

Dùng quán để dẫn khí theo trình tự của bài luyện, kèm theo sự hình dung tưởng tượng có lợi cho hoạt động khí một cách chủ động, có mục đích.

II. Luyện Quán khí công

Theo 5 phương thức :
2.1. Tập trung tư tưởng, từ từ hít vào – quán khí (hình dung tưởng tượng) từ ngoài vào cơ thể, nén hơi – tụ khí trong cơ thể, từ từ thở ra – chủ động quán khí từ trong ra mặt ngoài cơ thể, ngưng thở – xả phát khí ra ngoài không gian, điều hòa hô hấp – thư giãn cơ thể, rồi lặp lại vài lần cho cảm nhận rõ ràng.

2.2. Tập trung tư tưởng, hít vào từ từ – chủ động quán khí (hình dung tưởng tượng) từ trên đỉnh đầu xuống cơ thể, nén hơi – tụ khí trong cơ thể, từ từ thở ra – dẫn khí dồn từ dưới lên, ngưng thở – xả phát khí ra khỏi đỉnh đầu, điều hòa hô hấp – thư giãn cơ thể, lặp lại vài lần cho cảm nhận rõ ràng.

2.3. Tập trung tư tưởng, từ từ hít vào – chủ động quán khí (hình dung tưởng tượng) từ trên đỉnh đầu xuống cơ thể, nén hơi – tụ khí ở vùng ngực, từ từ thở ra – dẫn khí hai cánh tay, tụ ở lòng bàn tay, ngưng thở – xả phát khí ra khỏi lòng bàn tay (huyệt Lao cung), rồi điều hòa hô hấp – thư giãn cơ thể. Lặp lại vài lần cho cảm nhận rõ ràng.
Tập trung tư tưởng, hít vào từ từ – chủ động quán khí (hình dung tưởng tượng) từ trên đỉnh đầu xuống cơ thể, nén hơi – tụ khí ở bụng dưới, từ từ thở ra – dẫn khí xuống chân, ngưng thở – xả phát khí ra khỏi lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền), rồi điều hòa hô hấp – thư giãn cơ thể. Lặp lại vài lần cho cảm nhận rõ ràng.

2.4. Tập trung tư tưởng, hít vào từ từ – chủ động quán khí (hình dung tưởng tượng) từ trên đỉnh đầu xuống cơ thể, nén hơi – tụ khí ở bụng dưới, từ từ thở ra – dẫn khí dồn ra sau lưng theo cột sống lên tụ ở đỉnh đầu, ngưng thở – xả phát khí ra khỏi đỉnh đầu, rồi điều hòa hô hấp – thư giãn cơ thể. Lặp lại vài lần cho cảm nhận rõ ràng.

2.5. Tập trung tư tưởng, hít vào từ từ – chủ động quán khí (hình dung tưởng tượng) từ trên đỉnh đầu xuống cơ thể, nén hơi – tụ khí ở “vùng cần tác động” (VCTĐ), từ từ thở ra – quán dẫn khí xuống chân (hoặc ra tay), ngưng thở – xả phát khí ra khỏi lòng bàn chân – huyệt Dũng tuyền (hoặc lòng bàn tay – huyệt Lao cung), rồi điều hòa hô hấp – thư giãn cơ thể. Lặp lại vài lần để cảm nhận VCTĐ nhẹ nhàng thư thái rõ ràng.

Lưu ý:

Mục đích chính là tạo sư cảm nhận rõ ràng, chính xác về khí một cách chủ động.

(1) Khái niệm về cảm giác ĐỘNG KHÍ :
– Áp suất : cảm giác trĩu nặng hoặc căng tức tại nơi khí được dồn đến.
– Nhiệt độ : ấm nóng, mát, lạnh
– Lan truyền : cảm giác tê tê chạy chạy, nếu tập trung sẽ thấy theo đường kinh mạch
– Nhu động : cảm giác xoay đảo lay động nhè nhẹ toàn thân, một cách thụ động và tự nhiên.

One Comment

Gửi phản hồi